Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyệnĐọc văn bản sau: - Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […] Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […] - Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […]. Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. […] Bây giờ, anh đi đâu? - Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn: - Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá: - Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không... Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[…] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen: - Núp con người tốt,biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!... (Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện. A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp. B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh. C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp. D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ. Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều? A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều. B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa. C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng. D. Cả A,B,C. Câu 5. “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa: A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời. B. Sợ Pháp nên bỏ chạy. C. Không hiểu tình hình đất nước. D. Gan dạ. Câu 6. Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm..”? A. Thực dân Pháp xảo quyệt B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta. C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta. D. Thực dân Pháp tàn ác. câu 7: từ đoạn trích em có nhận xét gì về nội dung phản ánh và cách nhìn con người của tác giả? câu 8 : từ văn bản trên em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay |