Bài văn tập trung tả những cảnh gì? Vì sao tác giả cho rằng “Dòng sông thì lạ thật”?KHÚC HÁT ĐỒNG QUÊ Trời thu cao lồng lộng. Heo may về sớm. Con lũ sớm qua nhanh. Dòng sông quê tôi lại hiền hòa, êm ả. Mấy con đò sang sông sớm chiều tấp nập. Dòng sông thì lạ thật. Lúc sang sớm, mặt nước loang loáng khói bốc mù mịt.Buổi trưa khi có ánh nắng chiếu xuống mặt nước tím sẫm lại. Rồi chiều về dòng nước lại trong veo mềm như dải lụa xanh. Nắng hanh vàng, gió hây hấy. Heo may về hơi lạnh đã thấy săn da. Vắt qua cánh đồng xa tít tắp trong làng là con đường lớn. Hai bên đường là hàng cây mà các chàng trai làng trồng lưu niệm trước lúc lên đường, dù là đi học hay đi bộ đội. Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước bây giờ đã vươn cao, cành lá um tùm, mướt mát xanh, tỏa bóng rợp cả con đường. Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. Lúa là người bạn của nó. Khi lúa chắc đòng thì cỏ xanh mướt. Sương thu lãng đãng trôi qua như khoác lên mình nó một tấm áo bàng bạc mờ mờ, ảo ảo. Mưa thu trải dài trên cánh đồng, rắc lên hoa cỏ may như những giọt sương lấp lánh. Tôi lang thang trên cánh đồng. Sương mù lãng đãng trôi trên đường. Những bước chân bỗng nhẹ tênh như đưa tôi đến một niềm mơ ước mới. Phía cuối kia nắng vàng yếu dần. Hoàng hôn thu hình như buông chậm. Tiếng chuông chùa bên xóm đạo thánh thót ngân nga. (Vũ Minh Nguyệt) Câu 1. Bài văn tập trung tả những cảnh gì? A. Dòng sông, con đường, cánh đồng. B. Bầu trời, cơn lũ, mùa thu. C. Ánh nắng, cây lúa, tiếng chuông chùa. D. Con đò, hàng cây, sương mù. Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng “Dòng sông thì lạ thật” ? A. Vì dòng sông chảy rất hiền hòa, êm ả. B. Vì trong một ngày, mặt nước có nhiều biến đổi: sang sớm, loang loáng khói; trưa nước tím sẫm, và chiều về, nước trong veo mền như dải lụa xanh. C. Vì dòng sông quanh co, uốn lượn. D. Vì dòng song nước chảy chỗ hiền hòa, chỗ ào ạt, dữ dội. Câu 3. Câu văn “Những bước chân bỗng nhẹ tênh như đưa tôi đến một niềm mơ ước mới.” ý nói gì? A. Sương mù làm cho tác giả có cảm giác như đi trong mơ. B. Tác giả mong muốn được dời xa làng để đến những vùng khác tươi đẹp hơn. C. Được ngắm cảnh đồng quê, tác giả cảm thấy hạnh phúc như đi từ ước mơ này đến ước mơ khác. D. Cảnh đẹp quê hương làm cho tác giả có rất nhiều ước mơ. Câu 4. Dòng nào dưới đây chứa một từ nhiều nghĩa? A. Con đò sang sông./ Thấy người sang bắt quang làm họ. B. Con thuyền trôi trên sông./ Sương thu lãng đãng trôi. C. Vắt qua cánh đồng/ Một vắt cơm nắm. D. Đi trên đường/ Chè hơi nhiều đường. Câu 5. Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu “Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước bây giờ đã vươn cao, cành lá um tùm, mướt mát xanh, tỏa bóng rợp cả con đường.” A. Cây xà cừ B. Cây xà cừ tôi trồng C. Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước D. Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước bây giờ Câu 6. Tên riêng nào sau đây viết đúng chính tả A. Cát Xtơ Rô B. Pu-tin C. Bin ClinTơn D. Ma ri ô Câu 7: Xác định các loại từ có trong câu văn Sương thu lãng đãng trôi qua như khoác lên mình nó một tấm áo bàng bạc mờ mờ, ảo ảo. Câu 8: Xác định các từ loại có trong câu văn Những bước chân bỗng nhẹ tênh như đưa tôi đến một niềm mơ ước mới. Câu 9: Tìm và chỉ rõ phép lien kết câu có trong đoạn văn. Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. Lúa là người bạn của nó. Khi lúa chắc đòng thì cỏ xanh mướt. Sương thu lãng đãng trôi qua như khoác lên mình nó một tấm áo bàng bạc mờ mờ, ảo ảo. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. PHẦN II: Tự luận: Câu 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp từng câu rồi cho biết mỗi câu đó thuộc kiểu câu gì? (Câu đơn hay câu ghép) a, Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. b, Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Câu 2. Viết tiếp các vế câu bằng cặp từ nối thích hợp a, Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi… b,…………………………………………, Gió càng thổi mạnh. c, Bạn Hà không những học giỏi ……… |