Nguyễn Linh | Chat Online
08/05/2024 22:54:01

Văn bản “Bão và một số hiểu biết về bão” thuộc loại văn bản nào? Mục đích chính của văn bản trên là gì?


BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO
     Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân
   Khái niệm bão là gì?
   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (Tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa).[…]
   Mắt bão là gì ?
   Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.
    Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.
 Hình ảnh về mắt bão và thành mắt bão (nguồn: sưu tầm)
   Nguyên nhân hình thành bão.
   Nguyên nhân chủ quan từ con người.
   Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tựợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Điều đó, khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.
   Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên.
   Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.
    Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.
   Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.
    Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.
    Tác hại và hậu quả của bão là gì?
    Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. […]
                       (Theo báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/,
                                                                                                 thứ sáu, 21/04/2023)
 
Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 - 8:
Câu 1. Văn bản “Bão và một số hiểu biết về bão” thuộc loại văn bản nào?
A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản tự sự
Câu 2. Mục đích chính của văn bản trên là gì?
A. Giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng bão để cung cấp thông tin về khái niệm, nguyên nhân hình thành, tác hại của bão.
B. Lí giải nguyên nhân hình thành bão
C. Nêu các thiệt hại do bão gây ra
D. Giải thích khái niệm bão là gì? Mắt bão là gì?
Câu 3. Câu chủ đề của đoạn văn “Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên và sức tàn cũng phá nặng nề không kém” là câu nào?
A. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người.
B. Hiện tựợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều.
C. Điều đó khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.
D. Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 4. Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là gì?
A. Tạo niềm tin cho người đọc về kiến thức mà văn bản cung cấp
B. Giúp người đọc phát huy khả năng liên tưởng và tưởng tượng
C. Làm cho thông tin của văn bản trở nên trực quan, rõ ràng hơn, giúp người đọc hình dung và hiểu được thông tin.
D. Tạo thông tin gay cấn, để lại dấu ấn cho văn bản
Câu 5.  Đâu là nguyên nhân chủ quan để hình thành nên siêu bão có sức tàn phá lớn?
A. Do  không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.
B. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp đã gây nên tình trạng biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên
C. Do các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.
D. Do nước biển bốc hơi, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại, bị không khí xung quanh làm nóng
Câu 6. Văn bản trên đã trình bày thông tin theo cách nào?
A. theo trật tự thời gian
B. theo quan hệ nhân quả
C. theo cấu trúc so sánh và đối chiếu
D. theo mức độ quan trọng của thông tin và quan hệ nhân quả
Câu 7. Tại sao văn bản cho rằng “Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn”?
A. Vì bão là hiện tượng thiên tai có sức tàn phá ghê gớm cả về con người và tài sản
B. Vì đất nước ta chưa có kinh nghiệm chống bão
C. Vì bão đến bất ngờ khiến con người chở tay không kịp
D. Vì chính người người viết đã trải qua nhiều cơn bão lớn
Câu 8. Người ta dựa vào đâu phân chia cấp độ của bão?
A. Dựa vào mắt bão
B. Dựa vào nơi bão hình thành
C. Dựa vào đường đi của cơn bão
D. Dựa vào thang sức gió để chia thành cấp bão khác nhau
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Theo em, để phòng chống tác hại của bão, chúng ta cần có biện pháp nào?
Câu 10. Viết đoạn văn khoảng 7 – 9 dòng nêu suy nghĩ về ý nghĩa phong trào ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng của bão lũ những năm qua trên đất nước ta.
 
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn