Vũ Quang Dũng | Chat Online
11/05 21:23:34

Sóng thần, trong tiêng Nhật gọi là tờ-su-na-mi(tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tôc lớn


I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) ĐỀ 2

Sóng thần, trong tiêng Nhật gọi là tờ-su-na-mi(tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tôc lớn. Tuỳ theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thân có thê đạt từ 720 km/giờ trở lên1. Khi vào bờ, sóng thần có sức tàn phá rât ghê gớm.

Không như nhiều người tưởng, sóng thần không phải là nhũng ngọn sóng ầm ầm,
cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thê mục kích* 2 và nghe được âm thanh của
nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thê biết nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thể biết khi nào sóng thần bắt đâu xuất hiện. [...]. Do đó, bạn khó có thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một dợt sóng thần. Có thể vì thế mà trong phút chốc, cơn sóng thần do trận động đất mạnh ở Án Độ Dương gây ra ngày 26/12/2004 đã lấy đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở hơn chục quốc gia.

Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rât nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ... Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng1 trước đến chóp sóng sau có thê cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chi khoảng vài mét. Do vậy, người ta không thể thấy dấu hiệu rõ ràng của sóng thần. Nói cách khác, sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước. Sóng thần chỉ thật sự hiện nguyên hình với sức mạnh huỷ diệt kinh hoàng khi nó đến gần bờ. Ở vùng nước nông, một con sóng thân khổng lồ có thê cao đến 30 m hoặc hơn (ngọn sóng thần tấn công vịnh Li-tu-y-a(Lituya)* 2, A-lát-xca (Alaska)3 vào năm 1958 cao đến 525 m).

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước)... Thảm hoạ sóng thần chấn động ngày 26/12/2004 là hệ quả của một trận động đất xảy ra do va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Bơ-ma (Burma), sau khi mảng Bơ-ma bất ngờ trôi lên, cao hơn mảng Ẩn Độ. Đó là trận động đất cực mạnh với 9 độ rích-te (richter)1, lớn nhất trong bốn thập niên kể từ trận động đất Gút Phrai-đây (Good Friday)* 2 9,2 độ rích-te tấn công A-lát-xca vào năm 1964 và là trận lớn thứ tư kể từ năm 1900. Trận động đất lớn đến mức lan sang tận Xô-ma-li-a (Somalia)3, cách tâm chấn 4100 km. Tâm chấn động đất ở độ sâu 10 km, cách tây Su-ma-tra (Sumatra)4 khoảng 160 km, nằm trong khu vực “vòng đai lửa châu Á - Thái Bình Dương”.

Dấu hiệu sắp có sóng thần

Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình. Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng khổng lồ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới. Bỗng nhiên, mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Hoặc bạn có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ... Do vậy, khi đứng trên bãi biển và nhìn thấy nước biển đột ngột rút nhanh xuống, bạn hãy thông báo cho mọi người xung quanh biết là sắp có sóng thần và di chuyển nhanh khỏi bãi biển, đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến.

Các thảm hoạ sóng thần trong lịch sử

Sóng thần đã được nhắc đến từ thời thượng cổ. Năm 365, sóng thần tại A-lêch-xan-dri-a (Alexandria)5 làm hàng nghìn người thiệt mạng. Sóng thần tai hại nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, sau khi núi lửa Kra-ca-tô-a (Krakatoa)6 tại In-đô-nê-xi-a phun trào khiến 36 000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java)7 và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23 m làm hơn 26 000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11 m làm hơn 1 000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile)8. Ngày 16/8/1976, hơn 5 000 người chết tại vịnh Mo-ro (Moro), Phi-líp-pin (Philippines) vì sóng thần. Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê (Papua New Guinea)1.

(Theo Một số kiến thức về sóng thần, https://nhandan.vn, ngày 16/3/2022)

 

Câu 1: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? gồm mấy đề mục?

A. 4 đề mục.          B. 3 đề mục.                   C. 6 đề mục.          D. 5 đề mục.

Câu 2: Đối tượng của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? là gì?

A. Động đất.                   B. Lốc xoáy.                   C. Sóng thần.                  D. Hạn hán.

Câu 3: Theo văn bản, sóng thần là gì?

A. Là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn.

B. Là chuỗi sóng biển chu kì ngắn, lan truyền với vận tốc lớn.

C. Là chuỗi sóng biển chu kì ngắn, lan truyền với vận tốc nhỏ.

D. Là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc nhỏ.

Câu 4. Khi sóng thần được tạo ra ngoài khơi xa, sóng có đặc điểm gì?

A. Nhỏ, yếu, tốc độ chậm.                                               B. Nhỏ, yếu nhưng tốc độ cao.

C. Lớn nhưng tốc độ chậm.                                             D. Lớn, tốc độ cao

Câu 5. Những nguyên nhân nào gây ra sóng thần?

A. Do núi lửa phun trào.

B. Do lở đất hoặc các vụ nổ dưới đáy biển.

C. Do động đất.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 6: Dấu hiệu đầu tiên khi sắp có sóng thần là gì?

A. Những con sóng nhỏ dồn dập dâng lên với tốc độ nhanh.

B. Những con sóng lớn dồn dập dâng lên với tốc độ nhanh.

C. Nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ.

D. Không có dấu hiệu gì.

Câu 7: Vận tốc lan truyền của sóng thần phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Tốc độ gió.                                                       B. Diện tích của biển.

C. Mức độ động đất.                                             D. Độ sâu của đáy biển.

Câu 8. Dấu hiệu nào dưới đây báo hiệu sắp có sóng thần?

A. Cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và có những âm thanh lạ.

B. Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường.

C. Nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9. Đọc văn bản trên, giúp em hiểu thêm điều gì về sóng thần?

Câu 10.  Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần em
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn