Giúp em mấy câu hỏi nhỏ ạ , phần văn em tự làm ạ , e cảm ơn ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Phần I (6,5 điểm) Phần cuối truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) có đoạn: -- Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. Chào anh. Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã: Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, clập một Bác XB "Giáo "hực Việt Nam, Câu 1. Sự việc chính được kể trong đoạn trích trên là gì? Kể tên một văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có sự việc tương tự. Nêu rõ tên tác giả. Tại sao trong đoạn trích, cô kĩ sư “quay vội đi”, còn anh thanh niên “quay mặt đi”? Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại.” Câu 4. “Anh thanh niên” trong câu chuyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có biết bao vẻ đẹp đáng quý, trong đó nổi bật là tình yêu thiên nhiên và lòng yêu thương con người. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy làm rõ những vẻ đẹp ấy của nhân vật, trong đoạn có sử dụng một thành phần tình thái, một câu phủ định dùng để khẳng định (gạch chân, chú thích rõ thành phần tình thái và câu phủ định dùng để khẳng định).