Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dướiPHẦN I. ĐỌC HIỂU. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tưởng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khẩn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả. Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói: - rồi Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, hả không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cổ Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ. 1 Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Người kia tức giận nói: Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, hả lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết. Nói rồi phất ảo đi. A. TRẮC NGHIỆM 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Tự sự. C. Biểu cảm. 2. Theo đoạn trích, Ngô Tử Văn là người như thế nào? A. Gian xảo, lừa lọc, lợi dụng người khác. C. Mềm yếu, nhu nhược, cam chịu sự tà ác. 3. Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền? A. Vì tức giận trước sự tà quái của hồn ma viên Bách hộ họ Thôi. B. Miêu tả. D. Nghị luận. (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) B. Khẳng khái, nóng nảy, hay bênh vực lẽ phải. D. Cẩn thận, khiêm tốn, không giám động đến chuyện ma quỷ B. Vì muốn thử thách lòng dũng cảm của bản thân. C. Vì sự căm thù giai cấp thống trị lấy chuyện ma quái để đe doạ dân D. Vì muốn lấy đất của đền để xây nhà. thường. 4. Cư sĩ trong xuất hiện trong giấc mơ của Tử Văn là ai? A. Một vị đạo sĩ sống ẩn dật trong núi. C. Hồn ma của viên Bách hộ họ Thôi. 5. Bài học rút ra từ hành động của Ngô Tử Văn là gì? A. Cần phải tôn trọng tín ngưỡng, không nên xúc phạm thần linh. C. Cần phải biết tha thứ cho những người đã phạm lỗi. B. TỰ LUẬN B. Một thầy tăng có phép thuật cao cường. D. Một vị quan chức ở địa phương. B. Cần phải cẩn thận, suy nghĩ kỹ trước khi hành động. D. Cần phải dũng cảm đứng lên chống lại cái ác, bảo vệ lẽ phải. 6. Ngô Tử Văn đã được Nguyễn Dữ giới thiệu như thế nào? Nét tính cách nào được tác giả nhấn mạnh ở nhân vật? 7. Việc Ngô Tử Văn đốt đền có thể được xem là hành động dũng cảm hay liều lĩnh? Vì sao? Chỉ ra sự thay đổi tâm lý của Ngô Tử Văn trước và sau khi gặp cư sĩ. 8. Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn? 9. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong đoạn trích và nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo đó. 10. Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn? |