Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầuĐọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: QUÀ CỦA BÀ Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ ba A. Đúng B. Sai Câu 3. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? A. Nhân vật tôi B. Nhân vật bà C. Hai anh em tôi D. Người kể chuyện giấu mình Câu 4. Gói quà đặc biệt bà đưa cho cháu là gì? A. Bánh đa B. Củ dong riềng, cây mía, quả na,mấy khúc sắn dây C. Ô mai sấu D. Quả thị Câu 5. Phó từ “lắm” trong câu: “Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày.” Bổ sung ý nghĩa gì? A. Cầu khiến B. Sự tiếp diễn C. Sự hoàn thành, kết quả D. Mức độ Câu 6. Ngữ liệu trên sử dụng bao nhiêu từ láy A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 7. Trong các cụm từ sau đâu là trạng ngữ? A. Mấy củ dong riềng B. Ô mai sấu C. Chiểu qua D. Cây mía, Câu 8. Văn bản nào em đã học có nội dung giống câu chuyện trên? A. Tiếng gà trưa B. Hai anh em C. Cây vú sữa D. Mẹ Câu 9 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào? Câu 10 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? |