Y Dan | Chat Online
26/07 19:00:13

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi



Cho đến nay, dải đất ven sông Hương từ cầu Bạch Hổ lên chùa Thiên Mụ vẫn ấp ủ trong những vườn tược của nó, dáng dấp văn hoá của một trung tâm đô thị Việt Nam cổ. Chính trên mãnh đất này, thành phố Huế đã ra đời từ năm đó – năm 1636 – và Kim Long trở thành thủ phủ nổi tiếng của Đàng Trong trong suốt năm mươi năm tiếp theo. Cuộc sống phồn vinh, văn vẻ của mảnh đất Thuận Hóa trong thời kỳ này đã được phản ánh một cách khá đầy đủ trong nhiều sách vở để làm, tưởng không không cần nhắc lại làm gì. Điều thú vị đối với tôi khi đọc lại, ấy là khi họ đến đây, nhiều người nước ngoài đều ngạc nhiên nhận xét rằng phụ nữ Kim Long ăn mặc rất đẹp; lý do là nghề dệt gấm thêu hoa đang thịnh hành khắp các phường thợ ven sông Hương. Có lẽ phụ nữ Huế giỏi thêu thùa, biết mặc đẹp, bắt đầu từ cái thời xa xôi ấy. Nên không lạ gì, một người khách du đã đi nhiều nơi trên thế giới hồi ấy là cố đạo A-lec-xăng đơ Rốt, khi viết về “Kehue” (Kẻ Huế) đã nhắc lại nhiều lần rằng đây là một “thành phố lớn” Trước thời các chúa Nguyễn đến cắm đô ở đây, vùng Trung du ven sông Hương này đã xuất hiện những thôn hoa xanh biếc rậm rạp, dân cư sống bằng nghề vườn đã lâu đời. Sau này, như đã nhấn mạnh trong các hồi ký về thành phố Kim Long thời ấy, thì các công thự cũng như nhà riêng, đều được xây cất giữa những khu vườn xanh tươi, đầy các thứ cây quý hoa lạ sưu tầm từ khắp xứ mang về. Đến lượt Phú Xuân, khi đã trở thành kinh đô của cả một đất nước sôi động những chiến công, dưới thời Quang Trung, Phú Xuân vẫn giữ riêng một phong thái yên tĩnh đầy chất thơ điền dã. Tôi rất cảm mến bà Lê Ngọc Hân, nàng công chúa đất Thăng Long vào đây làm Hoàng hậu, để trở nên một nhà thơ Huế. Vâng, phải là Huế biết mấy mới nhìn thấy được điều này: “Sương mù sắc tím nồng đượm mà hương thơm nức phòng the” (*). Ôi, tình yêu của bà, cuộc đời của bà, bão táp mà thanh tịnh biết bao nhiêu! Nhà thơ và người anh hùng đã xa khuất, không để lại mộ chí, riêng còn trong câu thơ một nét mặt thành phố trong sáng muôn đời. [...] Bến đò Trường Thi ngày xưa nay là bãi khoai ngô Hợp tác xã, khu quán chợ nơi Lục Vân Tiên và Cao Bá Quát từng ngồi, bây giờ tĩnh mịch một ngôi chùa cổ, còn Quốc Tử Giám và cả khu hoa viên của Lê Văn Duyệt đã ngủ sâu dưới cây trái trong vườn dân. Nhưng mà nếp nhà cũ vẫn còn; cái liêu ở chái trên có vách gỗ, chắn song nhìn ra vườn, nơi mỗi nhà là chốn đèn sách bao đời. An Hiên... Dưới những mái hiên yên tĩnh kia, đã nẩy mầm kết trái bao nhiêu điều không ai biết, trong lý tưởng nhân đạo của Nguyễn Du, trong cái chính khí nổi giận của Cao Bá Quát, trong mộng kinh bang của Nguyễn Công Trứ và lòng Đạo của Nguyễn Đình Chiểu. Còn những nhân vật trường ốc cũ, qua cuộc đổi đời đã trở thành những người dân làng, biết trồng cây, biết đọc sách và biết sống giữ lề... Suốt ba trăm năm mươi năm xây dựng, Huế đã dời chỗ theo một vết dài chừng năm cây số dọc sông Hương, để lại đằng sau nó bản phác thảo đầu tiên của cái mô hình thành phố vườn bây giờ. Lịch sử đổi thay, con người đi qua, nhưng những thành phố còn lại. Để trả lời cho các thế hệ tương lai về những kinh nghiệm sống làm giàu có thêm nhân loại... (Hoa trái quanh tôi – Hoàng Phủ Ngọc Tường - NXB Trẻ 1995, trang 26, 27, 28)
Câu 1:Xác định thể loại,phong cách ngôn ngữ
Câu 2:Văn bản đã nhắc đến những cố đô nào bên dòng sông Hương?
Câu 3:Tìm và nêu tác dụng của các yếu tố tự sự,trữ tình ,hư cấu và phi hư cấu được thể hiện trong văn bản Câu 4:Xác định ngôi kể và điểm nhìn ,đề tài và chủ đề.
Câu 5:Phân tích câu văn" đến lượt Phú Xuân khi đã trở thành kinh đô của cả một đất nước sôi động những chiến công,dưới thời Nguyễn Huệ ,Phú Xuấn vẫn giữ riêng một phong thái yên tính đầy chất thơ điền dã
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn