Vũ Thị Huyền My | Chat Online
28/07 21:10:31

Đọc các đoạn sau, trả lời câu hỏi


1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Tự sự

C. Biểu cảm

B. Nghị luận

D. Nhật dụng

Câu 2. Câu văn nào là ý kiến mà người viết dẫn ra trong bài viết?

A. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha.

 

B. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ... rượu các loại.

 

C. Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...

 

D. Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục

Câu 3. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên?

A. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ... rượu các loại.

B. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

 

C. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động.

 

D. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...” 

Câu 4. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 

A. So sánh

C. Chứng minh

 

B. Giải thích

D. Phản đề

Câu 5. Trong câu văn:" Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus....” đã sử dụng biện phép tu từ nào?

A. Liệt kê

C. So sánh

 

B. Nói quá

D. Điệp ngữ

Câu 6. Từ nào trong những từ sau đây không là từ láy?

A. Tha thẩn

C. Phôi pha

 

B. Vắt vẻo

D.Đưa đón

Câu 7. Nội dung chính của văn bản là?

A. Cuộc cạnh tranh giữa sách với các phương tiện nghe, nhìn như như ti vi, Ipad, điện thoại Smart…

 

B. Thực trạng văn hóa đọc sách ngày nay ở ở Nhật Bản.

 

C. Nỗi buồn của tác giả trước thực trạng đọc sách hiện nay.

 

D. Thực trạng văn hóa đọc sách ngày nay ở nước ta và những suy ngẫm của tác giả.

Câu 8. Nhận định nào đúng với cảm xúc của người viết trong văn bản trên?

A. Tự hào, ngưỡng mộ

C. Băn khoăn, lo lắng

 

B. Trân trọng, biết ơn

D. Vui vẻ, hạnh phúc

Câu 9. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? 

Câu 10. Em hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn