Đọc văn bản sau, trả lời câu hỏiĐọc văn bản sau: Một lời xin lỗi là biện pháp hữu hiệu ..., nhưng việc xin lỗi đòi hỏi dũng khí rất lớn. Với bạn bè đã khó, với phụ huynh còn khó hơn. Bạn Lena, 17 tuổi, kể lại: “Kinh nghiệm cho em biết một câu xin lỗi có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với ba mẹ em. Dường như họ sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của em nếu em nhận lỗi và xin lỗi, nhưng việc đó không hề dễ chút nào. Một lần, mẹ đã gọi em ra nói chuyện về một điều em từng làm mà mẹ không đồng ý. Em không hề thừa nhận lỗi lầm của mình mà còn cáu gắt như thể ba mẹ đã sai và đóng sập cửa phòng lại ngay trước mặt bà. Cửa vừa đóng lại, em liền cảm thấy khó chịu trong lòng. Em nhận ra có lẽ mình vốn đã biết mình sai từ đầu rồi, và cách hành xử của mình thật thô lỗ. Em tự hỏi mình nên ở lì trong phòng và hi vọng mọi thứ tự trôi đi hay nên đi xin lỗi mẹ. Em suy nghĩ khoảng hai phút rồi chọn điều khó hơn. Em tới phòng mẹ, ôm chầm lấy bà và nói cho bà biết em đã ân hận thế nào. Đó là điều tốt nhất em có thể làm. Ngay sau đó, mọi chuyện được hoá giải như chưa từng xảy ra khiến em cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản để có thể tập trung vào việc khác”. Đừng để cái tôi quá lớn hay sự thiếu can đảm ngăn bạn xin lỗi những người từng thất vọng vì bạn. Xin lỗi không đáng sợ như bạn nghĩ, và bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời khi làm được điều đó. Khi bạn gây lỗi lầm với người khác, họ sẽ giương vũ khí lên để phòng thủ trước bạn trong tương lai, nhưng khi bạn nói được lời xin lỗi, họ sẽ thả vũ khí xuống và không muốn đấu đá với bạn nữa. Đã là con người, ta sẽ luôn phạm lỗi, vậy nên tôi nghĩ thói quen biết xin lỗi cũng là thói quen rất hữu ích. (Trích 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, Sean Covey, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, trang180,181) Câu 5. Khi bàn về vấn đề được nêu, tác giả bộc lộ thái độ gì? Câu 6. Em có đồng tình với quan điểm gợi ra từ văn bản: Các bạn trẻ cần có thói quen biết nói lời xin lỗi không? Vì sao? Câu 7. Em rút ra được những bài học gì từ văn bản trên? |