Lem Lem | Chat Online
12/08/2024 21:10:11

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi


Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

       (1) Tôi thích ngắm những mái ngói cũ càng rêu phong. Trong tiềm thức, ngói là nơi lưu giữ những mảnh kí ức thời gian. Dù nhân tình có đổi thay, đời sống có thăng trầm bao nhiêu chăng nữa, mái ngói kia vẫn lặng im như ngàn năm vẫn thế, bình thản, và có chút gì đơn độc.

      ​(2) Thích nhất là ngắm bước chân mùa in hằn trên ngói. Ngói làm nền cho nàng xuân điệu đàng lơi lả, lướt qua mái ngói cũ mèm để đi tìm ong bướm. Thật lạ, mái ngói dù thâm nâu sờn cũ, mà sao ta vẫn thấy được hơi thở của mùa xuân. Có đôi ba giọt sương sớm buông rơi trên ngói, rồi trơn trượt theo lớp rêu xanh bám chặt, rồi âm thầm thấm vào thân ngói lặng câm.

     (3) Kìa, ngước nhìn lên mái ngói căn nhà nhỏ bé, thật bình yên quá đỗi, bóng đôi chú chim sâu đầu ngó nghiêng liên hồi, miệng bật thốt những thanh âm tíu tít gọi mùa về. Có lẽ, mái ngói tươi vui nhất trong những ngày hạ. Nắng giòn tan. Màu vàng sánh rót xuống tràn trề trên ngói. Ngói rộn rã, tí tách trong những hân hoan cựa mình, từng chút tế bào trong những mảnh vụn vôi vữa như tìm thấy niềm rạo rực bấy lâu chôn biến.

     (4) Cha thì thầm vào tai chúng tôi, mùa nắng nóng thế này, chỉ có nhà ngói là mát dịu. Tôi thấy đúng. Nhưng tôi thấy thương những viên ngói lặng lẽ kia, chúng như hút vào mình hết thảy nóng nực của ngày hạ, để chúng tôi say mình trong những giấc mơ mát lộng của tuổi thơ. Dường như, cha tôi hiểu được ý nghĩ đó của tôi, người gom ít tranh khô, ít rơm rạ, đan bện lại rồi hì hục tấp lên mái ngói.

(Trích tản văn: Mùa về trên ngói, Hồ Minh Thông, NXB Văn học)

 

Câu 1. Trong đoạn văn (1), nhân vật tôi có cảm xúc gì khi ngắm những mái ngói cũ càng rêu phong?

A. Buồn bã      B. Thích thú    C. Thất vọng   D. Ngạc nhiên

Câu 2. Vẻ đẹp của những mùa nào được nói đến trong đoạn trích trên?

A. Mùa xuân và mùa thu        B. Mùa xuân và mùa đông

C. Mùa xuân và mùa hạ          D. Mùa hạ và mùa thu

Câu 3. Theo em, từ nào sau đây là từ ghép?

A. Rộn rã        B. Tí tách        C. Rạo rực       D. Nhỏ bé

Câu 4. Từ Hán Việt nào có nghĩa là: Riêng một mình, tách khỏi quan hệ với mọi người?

A. Đơn độc     B. Kí ức          C. Tiềm thức   D. Bình yên

     Câu 5. Đáp án nào sau đây đúng với tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh trong câu: Dù nhân tình có đổi thay, đời sống có thăng trầm bao nhiêu chăng nữa, mái ngói kia vẫn lặng im như ngàn năm vẫn thế, bình thản, và có chút gì đơn độc.

A. Làm cho lời văn giàu sức gợi hình, gợi cảm, khiến hình ảnh mái ngói hiện lên hết sức chân thực, như có tâm hồn.

B. Thể hiện sự gắn bó thân thiết, bền bỉ giữa mái ngói với cuộc sống con người.

C. Nói lên niềm tin sắt đá của tác giả về sự tồn tại mãi mãi của mái ngói trong cuộc sống con người.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 6. Câu văn sau diễn tả cảm xúc gì của nhân vật tôi: Thật lạ, mái ngói dù thâm nâu sờn cũ, mà sao ta vẫn thấy được hơi thở của mùa xuân.

A. Ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên trên mái ngói sờn cũ.

B. Bàng hoàng, thảng thốt trước vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên trên mái ngói sờn cũ.

C. Hờ hững, vô tình trước vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên trên mái ngói sờn cũ.

D. Chán chường, thất vọng trước vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên trên mái ngói sờn cũ.

Câu 7. Trong đoạn văn (4), vì sao nhân vật tôi lại thấy thương những viên ngói lặng lẽ kia?

A. Vì những viên ngói ngày càng cũ kĩ.

B. Vì những viên ngói ngày càng ít dần đi.

C. Vì những viên ngói không thể chịu được thời tiết nóng nực.

D. Vì những viên ngói hút vào mình hết thảy nóng nực để làm mát lộng giấc mơ tuổi thơ của mỗi người.

Câu 8. Theo em, hình ảnh mái ngói trong đoạn trích biểu tượng cho điều gì?

A. Biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật tôi.

B. Biểu tượng cho tấm lòng yêu thương con của người cha.

C. Biểu tượng cho vẻ đẹp cao quý của tình phụ tử.

D. Biểu tượng cho những điều bình dị, nhỏ bé mà đôi khi ta dễ lãng quên nhưng lại chính là cái đẹp hiện hữu quanh ta, là mảnh ghép kí ức của thời gian không thể xóa nhòa.

Câu 9. Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhân vật tôi trước vẻ đẹp của mùa về trên mái ngói? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3 đến 4 dòng)

Câu 10. Hãy nêu một thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ đoạn trích trên?

Phần II. Viết (4.0 điểm)

Viết bài văn bàn về ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống.

 

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn