I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“... Miếng trầu giấu đi bao hương vị giờ như được mĩ mãn trả lại cho câu chuyện cổ tích xưa cái thực tại thú vị của một đời người.
Ngày tôi còn bé, mẹ tôi thường đánh dấu chiều cao tôi bằng những vạch vôi trên cây cột góc tường từ chút vôi thừa trong miếng trầu mẹ ăn. Những vạch vôi cứ nối tiếp, cao dần lên cùng năm tháng, ghi lại những khoảnh khắc, dấu mốc tuổi thơ tôi ngày còn bên mẹ. Sau này lớn lên đi học xa, mỗi lần quay trở về, dấu vôi còn đó trắng ngà, mẹ ngồi bên bậu cửa, bỏm bẻm miếng trầu... Dáng mẹ gầy dần, khô đét, những chiếc xương sườn đã nhô hằn rõ trên tấm áo gụ sờn rạn. Tôi ôm mẹ, ghì chặt mẹ vào lòng, đưa mũi dúi lên miệng bà, nước bã trầu quen thuộc cay cay, ngòn ngọt bết đầy mặt tôi, mùi nước trầu thân thuộc vào khí quản tối, có bóng mây sũng nước vừa trôi ngang trước mặt, thoang thoảng mùi bùn khô rộp, mùi khó rạ rơm của cánh đồng đang cháy, tôi trôi đi trong vô thức, trôi mãi đến khi một cơn gió thoảng qua, những giọt mưa ngấm xuống ướt nhèm một bên vai mẹ, mắt tôi nhòe theo tay mẹ đưa lên sờ mái tóc tôi.
Giờ thì mẹ đã đi xa thật rồi. Hai mươi năm không được ngắm mẹ nhai trầu. Mỗi lần trở về nếp cũ ngôi nhà xưa, dù rằng giờ đây đã hoàn toàn đổi khác. Tôi lần theo mùi nước trầu lưu trong trí nhớ, tìm về góc vườn, dấu mẹ in dày trên những hòn đất thó. Mùi nước trầu ào ạt cùng hoa bưởi trắng lả tả trong chiều trầm mặc. Bỗng có tiếng ru con của người hàng xóm vọng sang:
À ơi, à ả ời
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhau cơm búng, lưỡi lừa cả xương
(Trích Mùi trầu của mẹ - Lê Quang Sinh – Tạp chí Sông Thương số 5/2023, trang 34)
Đoạn trích đề cập đến phong tục nào đã trở thành truyền thống của người Việt?