Bài tập vận dụng môn Vật lý 8II - Bài tập vận dụng. Bài 1: Ở những nơi nuôi cá với số lượng lớn, người ta dùng những bánh xe quay tròn có lắp những cánh nhỏ đập liên tục xuống nước, làm nước bắn tóe lên. Tại sao người ta lại làm như vậy? Bài 2: Đường kính phân tử oxi là 2,9.10-10m. Nếu xếp các phân tử này liền nhau thành 1 hàng thì cần bao nhiêu phân tử oxi để được 1 hàng dài 1mm. Bài 3: Bỏ 1 chiếc thìa vào li và đổ đầy li nước. Thả muối từ từ và khuấy thật nhẹ. Nước vẫn không bị tràn ra ngoài. Tại sao vậy? Bài 4: Khi rót nước giải khát có ga vào trong cốc, ta thấy có các bọt khí bám ở thành trong của cốc. Khi nước đó còn ở trong chai đóng kín, ta không thấy có các bọt đó. Em hãy giải thích hiện tượng đó. Bài 5: Dưới đáy 1 cốc nước có 1 miếng đường phèn. Có những cách nào làm cho miếng đường phèn chóng tan vào nước? Em hãy giải thích vì sao? Bài 6 : Dựa vào thuyết phân tử, em hãy giải thích các nội dung sau: a/ Tại sao khi gió, chất lỏng bay hơi nhanh hơn? b/ Tại sao chất lỏng dễ bay hơi ở nhiệt độ cao? Bài 7: Trong nước biển có lượng vàng rất lớn. Tại sao các hạt vàng này không lắng xuống đáy biển mặc dù vàng là 1 trong các kim loại nặng? Bài 8: Ở điều kiện bình thường (00C và áp suất 76cmHg), người ta đã chứng minh rằng: 2g khí hiđrô có 6,02.1023 phân tử và chiếm 1 thể tích 22,4 dm3. a/ Tính khối lượng 1 phân tử khí hiđrô. b/ Tính số phân tử khí hiđrô chứa trong 1cm3. Bài 9: Cho biết trong 1kg nước có 3,34.1025 phân tử nước. a/ Hãy tính khối lượng 1 phân tử nước. b/ Biết 1 phân tử nước có kích thước khoảng 0,5nm (1nm = 10-9m), nếu xếp các phân tử của 1kg nước sát nhau thì được 1 chiều dài bao nhiêu? Bài 10: Kết quả tính toán đã cho thấy ở nhiệt độ bình thường, động năng trung bình của 1 phân tử khí hiđrô là 5.10-20J. Biết rằng cứ 22,4 lít khí ở 00C, 1atm chứa 6,02.1023 phân tử. a/ Hãy tính tổng động năng của các phân tử chứa trong 1m3 khí hiđrô. b/ Một chiếc búa có khối lượng 1 tấn ở độ cao bao nhiêu thì có thế năng như trên? MONG CÁC BN / ANH / CHỊ GIÚP ĐỠ |