Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích sau:
(Giới thiệu: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ viết năm 1981 có nguồn gốc từ một tích truyện dân gian. Ông Trương Ba là một người làm vườn hồn hậu, giỏi đánh cờ, bị Nam Tào bắt chết nhầm. Nam Tào và Đế Thích sửa sai cho Trương Ba sống lại trong xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: bị lí trưởng sách nhiễu và bị nhiễm một số thói xấu của anh hàng thịt khiến bản thân thay đổi, trở nên xa lạ trong mắt những người thân. Nhận thức được những điều đó, Trương Ba vô cùng đau khổ, cuối cùng ông quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.).
Đoạn trích sau là đối thoại giữa Hồn Trương Ba và người bạn lâu năm – bác Trưởng Hoạt.
Nhà Trương Ba
Hồn Trương Ba và Trưởng Hoạt. Nét mặt Hồn Trương Ba vẫn rầu rĩ, thần thờ.
TRƯỞNG HOẠT: (Lặng lẽ nhìn Hồn Trương Ba, lắc đầu) Lúc nào bác cũng sặc sụa hơi men. Bác uống rượu nhiều quá! Hôm nay tôi sang cũng là để nói chuyện này với bác: Bác đâm nát rượu mất rồi! Những thói xấu thường ngày nó làm hư hại tâm hồn, trí não của người ta bác ạ! Bà nhà bảo bữa cơm nào không có rượu là bác lại nhạt nhạt ngơ ngẩn như người mất hồn ấy.
HỒN TRƯƠNG BA: Mất hồn à? Mất hồn sao được?
TRƯƠNG HOẠT: Có phải chỉ rượu suông đâu! Thức ăn kém một chút, bác cũng cau có không chịu ăn. Vợ chồng luôn dằn vặt cãi cọ nhau. Chỗ anh em, tôi hỏi thật: Sao bác đâm trái tính như vậy?
HỒN TRƯƠNG BA: (Ấp úng) Tôi... tôi cũng không hiểu. Tự nhiên cứ thèm. Cái thân xác tôi ấy! Bác có ở trong tình cảnh tôi, bác mới hiểu. [...]
TRƯỞNG HOẠT: Bác cứ nói thế! Cái thân bác mang bây giờ đâu còn của anh hàng thịt, mà đã là của bác, là thân bác rồi, nó làm gì, gây ra sự gì, bác phải chịu, bác còn đồ cho ai được nữa! (Bực bội) Thì bác muốn nên bác mới đứng ra lụi cụi buôn bán ở cửa hàng thịt, suốt ngày một tay lăm lăm con dao nhọn, một tay khư khư túi tiền...
HỒN TRƯƠNG BA: Đấy là ý thằng con trai tôi, lệnh của ông Lý trưởng... Có thế họ mới để cho tôi yên... Với lại, gia cảnh tôi bây giờ cũng túng bấn, chợ búa đắt đỏ mà cơm nước, tiêu pha thì lại nhiều hơn trước... cái vườn không đủ, phải trông vào lờ lãi ở hàng thịt...
TRƯỞNG HOẠT: Ra bây giờ bác tính toán lập luận như vậy. Người ta bảo hàng thịt của bác buôn rẻ bán đắt, cân đuối cân sai, bắt chẹt khách hàng quá lắm! Thật chẳng còn ra làm sao! Mà thôi, không nói chuyện đó nữa, kẻo lại cãi cọ, bực bội. Hay ta làm ván cờ vậy. Bây giờ chỉ còn đánh cờ là lại vui vẻ với nhau được như xưa! (Gượng cười) Bác đem bàn cờ ra đây!
(Họ đem bàn cờ ra, xếp quân ngồi đánh)
TRƯỞNG HOẠT: (Cau mày bối rối) Bác làm sao thế? Nước đi của bác...
HỒN TRƯƠNG BA: Sao? Tôi thích đi vậy. (Một lát) Chiếu tướng!
TRƯỞNG HOẠT: (Ngơ ngác) Sao bác lại chiếu thế?
HỒN TRƯƠNG BA: Chiếu thế thì sao? Bác hết đường gỡ nhé!
TRƯỞNG HOẠT: Người đàng hoàng không ai đòi ăn nước ấy! (Thất vọng)
Vâng, tôi thua. (Đứng dậy) Nhưng bác Trương ạ, tôi không hiểu nổi. Lối đánh của bác khác hẳn ngày xưa. Thoạt trông thì thấy cách vào cờ của bác vẫn như xưa, nhưng sau thì... chẳng còn cái khoáng hoạt, dũng mãnh, thâm sâu ngày trước. Cách tiến, cách thủ của bác bây giờ vụn vặt, tủn mủn, thô phũ. Mà cái nước ăn vừa rồi, nói xin lỗi bác, nó bần tiện làm sao!
HỒN TRƯƠNG BA: Bác ăn nói hay nhi? Bần tiện là thế nào? Hay ta đánh ván nữa?
TRƯỞNG HOẠT: (Chán nản) Không, tôi không thích đánh nữa. Xin kiếu bác... Thảo nào! Bác thay tâm đổi tính thật rồi, bác Trương Ba ạ...
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr. 59 – 60)