Đọc trường hợp
Trường hợp 1. Chị Hà và chị Hoa mang quốc tịch Việt Nam. Khi còn nhỏ, hai chị có đầy đủ các quyền của trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Khi lớn - lên, trưởng thành, hai chị tiếp tục được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của công dân Việt Nam, như quyền và nghĩa vụ học tập, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm, quyền bầu cử và ứng cử, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình,...
Trường hợp 2. Chị Jangmi và chị Minjun mang quốc tịch Hàn Quốc, thường trú ở Việt Nam từ nhiều năm nay và hoạt động quản lí kinh doanh trong khu công nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh H. Khi ở Việt Nam, chị Jangmi và chị Minjun có các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền được pháp luật bảo hộ về danh - và nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhưng hai chị lại không có các quyền như quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình, quyền được bảo đảm an sinh xã hội,... không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như công dân Việt Nam.
a) Trong hai trường hợp trên, những người nào thuộc thành phần dân cư Việt Nam? Quyền và nghĩa vụ của họ giống và khác nhau như thế nào?
b) Vì sao chị Hà và chị Hoa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?
c) Vì sao chị Jangmi và chị Minjun có quyền và nghĩa vụ hạn chế hơn chị Hà và chị Hoa?