Nguyễn Thu Hiền | Chat Online
11/09 21:40:41

Đọc văn bản: Sau hàng loạt trường hợp phụ huynh bị lừa chuyển tiền với lý do “con cấp cứu ở bệnh viện” diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, câu hỏi được nhiều người quan tâm là thông tin học sinh bị lọt ra từ kênh nào và làm sao để đảm bảo an toàn thông tin cho người học. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM) cho rằng, hiện nay nhiều công tác hồ sơ, giấy tờ trong trường học như sổ khám sức khỏe, thẻ ngân hàng, bảo hiểm y tế, xét tuyển đại học,… nếu ...


Đọc văn bản:

Sau hàng loạt trường hợp phụ huynh bị lừa chuyển tiền với lý do “con cấp cứu ở bệnh viện” diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, câu hỏi được nhiều người quan tâm là thông tin học sinh bị lọt ra từ kênh nào và làm sao để đảm bảo an toàn thông tin cho người học.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM) cho rằng, hiện nay nhiều công tác hồ sơ, giấy tờ trong trường học như sổ khám sức khỏe, thẻ ngân hàng, bảo hiểm y tế, xét tuyển đại học,… nếu không được kiểm soát chặt đều có thể trở thành nguy cơ lọt thông tin của học sinh. Với sự phát triển nhanh của công nghệ, dù công tác bảo mật được các trường chú trọng vẫn có thể bị tội phạm mạng tấn công. Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TPHCM) Nguyễn Đình Độ khẳng định, nhà trường rất coi trọng công tác nhập dữ liệu học sinh và thường xuyên nhắc nhở đội ngũ về việc bảo mật thông tin. Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động diễn ra trong trường học như tư vấn hướng nghiệp, khuyến mãi của nhãn hàng… đều có thể là nguyên nhân khiến thông tin cá nhân của học sinh bị lọt ra ngoài. Ngoài ra, lọt thông tin có thể xuất phát từ việc học sinh truy cập mạng internet với nhiều ứng dụng phổ biến hiện nay như Facebook, TikTok, game… dẫn đến cạm bẫy về mã độc, đường dẫn truy cập có nội dung lừa đảo. Thậm chí, việc phụ huynh có thói quen “khoe” thành tích học tập cùng giấy khen của con lên mạng xã hội cũng vô tình làm lọt thông tin của học sinh.

Theo Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TPHCM, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận từ 20-30 đơn tố cáo của người dân về việc bị lừa đảo với nhiều cách thức đa dạng như: mượn danh người quen, dùng hình ảnh hoặc tự xưng là người của cơ quan nhà nước để tiến hành hành vi lừa đảo. Theo đánh giá của Công an TPHCM, khoảng 20% trường hợp lọt thông tin xuất phát từ doanh nghiệp, cơ quan hành chính; nhưng đến 80% là do cá nhân vô tình lọt thông tin ra ngoài qua các hoạt động hàng ngày, sử dụng ứng dụng giải trí, mạng xã hội. Nhằm hạn chế tình trạng lọt thông tin học sinh, gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau trong việc tăng cường “sức đề kháng”cho học sinh thông qua việc cung cấp kỹ năng, kiến thức phòng chống tội phạm công nghệ cao. Trong đó, trường học tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, đưa ra các tình huống cụ thể giúp học sinh có kỹ năng tự bảo vệ mình trước các rủi ro an toàn thông tin trên mạng xã hội.

(Trang bị kỹ năng bảo mật thông tin, Thu Tâm, báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 21/03/2023)

Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên.

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn