Trần Bảo Ngọc | Chat Online
12/09/2024 15:02:14

Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiểng gà trưa” (Xuân Quỳnh). a) Chuẩn bị (Về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai) - Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Mẹ. -Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. b) Tìm ý và lập dàn ý - Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? → Đặc sắc về nội dung: Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, ...


Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiểng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

a) Chuẩn bị (Về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai)

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Mẹ.

-Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

→ Đặc sắc về nội dung: Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.

→ Đặc sắc về nghệ thuật: hình ảnh cau và mẹ song đôi với nhau thông qua biện pháp tu từ đối lập, so sánh và câu hỏi tu từ. Tác dụng của các biện pháp tu từ là hình tượng “mẹ” hiện lên cụ thể sinh động và rõ ràng hơn, người đọc dễ dàng nhận thấy được tình cảm, nỗi lòng của người con và các biện pháp tu từ tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm, lời thơ trau chuốt mượt mà hơn.

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em thích nhất câu, khổ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ?

→ Em thích cả bài thơ.

+ Em thích chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? Vì sao?

→ Em thích chi tiết: cau khô/ khô gầy như mẹ bởi tác giả đã có sự so sánh rất độc đáo. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này.

+ Câu, khổ, đoạn thơ hoặc chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em những cảm xúc gì?

→ Hình ảnh so sánh cau khô giống mẹ gầy gợi lại rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ trong em. Hình ảnh người mẹ già có tuổi gầy guộc, nhăn nheo cùng với miếng cau khô nhẹ nhàng mà sao chua xót, đau đớn đến thế. Hình ảnh đó cũng thôi thúc em yêu thương, trân trọng mẹ hơn.

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đoạn

- Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ: dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích.

Thân đoạn

- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

Ví dụ: Ở khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh “mẹ” và “cau”: “Lưng mẹ còng rồi / Cau thì vẫn thẳng", “Cau - ngọn xanh rờn / Mẹ - đầu bạc trắng". Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhấn mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già.

Kết đoạn

- Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Ví dụ: Đoạn thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

c) Viết: Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Khi viết, cần sử dụng được các từ ngữ ghi lại một cách sinh động và chính xác cảm xúc của em.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, mục d (trang 36).

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn