Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (Lược một đoạn: Thầy giáo Hy bị mất chiếc đồng hồ để trong túi áo ba-đờ-suy? treo trong lớp học. Thầy trách phạt Kỳ Phát vì cho rằng cậu đã lấy chiếc đồng hồ đó trong giờ ra chơi.) Buổi tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Kỳ Phát một mình đến nhà Sâm. [...] Thấy Kỳ Phát thấp thoáng đằng xa, Sâm lúc ấy đương đứng chơi ngoài cổng, định lảng chạy vào trong nhà, nhưng Kỳ Phát đã lên tiếng gọi: – Anh Sâm ơi! Tôi biết rõ chuyện rồi! Sâm nghe thấy Kỳ Phát nói thế ...Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (Lược một đoạn: Thầy giáo Hy bị mất chiếc đồng hồ để trong túi áo ba-đờ-suy? treo trong lớp học. Thầy trách phạt Kỳ Phát vì cho rằng cậu đã lấy chiếc đồng hồ đó trong giờ ra chơi.) Buổi tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Kỳ Phát một mình đến nhà Sâm. [...] Thấy Kỳ Phát thấp thoáng đằng xa, Sâm lúc ấy đương đứng chơi ngoài cổng, định lảng chạy vào trong nhà, nhưng Kỳ Phát đã lên tiếng gọi: – Anh Sâm ơi! Tôi biết rõ chuyện rồi! Sâm nghe thấy Kỳ Phát nói thế càng lộ vẻ luống cuống, đành đứng im mà đợi. Kỳ Phát đã đến nơi, thấy mặt Sâm xám ngắt, ngơ ngác nhìn mình thì bất giác thương hại, vỗ vai mà bảo rằng: – Tôi hiểu rõ chuyện, tôi biết không phải anh định lấy cắp đồng hồ, chỉ vì tính tò mò mà bất đắc dĩ phải giữ lại như vậy. Và sau anh không dám trả nữa... [...] Sâm như hối hận, rơm rớm nước mắt nói rằng: – Tôi không ngờ anh lại hiểu rõ chuyện như vậy. Chỉ vì tôi rút rát quá thành ra để anh mang tiếng oan... Mấy hôm nay tôi khổ lắm... Kỳ Phát hỏi: – Nhưng bây giờ đồng hồ đâu rồi, vẫn còn hỏng phải không? Sâm đưa Kỳ Phát vào trong nhà, lấy đồng hồ trao cho rồi lo lắng nói: – Nhưng anh trả cách nào để cho thầy giáo khỏi biết! [...] Sâm đưa Kỳ Phát ra cửa, sực nhớ, hỏi rằng: – À, nhưng vì ai nói mà anh biết được việc này? Kỳ Phát lắc đầu: – Không, có ai biết mà nói được! Để tôi cắt nghĩa cho anh nghe, chỉ nhờ có chỗ 8 giờ kém 5 mà tôi tìm được ra người đã lấy, nói trót cầm thì đúng hơn, chiếc đồng hồ của thầy giáo Hy. Thấy Sâm ngạc nhiên không hiểu, Kỳ Phát tiếp: - Anh nên để ý một điều là: thầy giáo Hy sáng hôm ấy đến trường lúc 7 giờ 15. Vì thầy cần lên Hà Nội nên lấy đồng hồ lại, để chậm 15 phút vì lẽ đồng hồ thầy chạy nhanh, như vậy thì lên đến Hà Nội, đồng hồ sẽ vừa đúng. Vậy mà lúc vào học, thầy lấy đồng hồ xem, thấy đồng hồ chết và kim chỉ 8 giờ kém 5. Anh hãy nghĩ mà coi, đồng hồ của thầy giáo tuy nhanh nhưng có phải trong khoảng non một giờ đồng hồ (từ 7 giờ đến 8 giờ) đồng hồ có thể chạy nhanh lên được tới trên 15 phút không? Thực là vô lí. Như vậy, ta có thể biết chắc rằng trước khi thầy giáo vào lớp học, áo ba-đờ-suy còn treo ở trên mắc, thì đã có người lên lấy đồng hồ ra, vặn lại rồi. Tôi đoán hẳn phải có một anh bạn nào tính tò mò, nhân vào sớm giờ thấy áo thầy giáo treo trên mắc, biết trong đó có đồng hồ nên tinh nghịch lén lấy ra mở, xem máy, vặn đi vặn lại và bởi vậy làm cho đồng hồ hỏng máy không chạy nữa! Rồi đến giờ vào học, anh chàng ấy mới vội vàng bỏ đồng hồ vào túi trả thầy, tưởng rằng thầy sẽ không để ý đến, ngờ đâu, vừa vào lớp, thầy đã giở đồng hồ ra rồi. Và cũng bởi thế anh chàng kia sợ hãi, chờ cho đến giờ chơi, lại lẻn vào lớp, định lấy đồng hồ mở máy ra chữa. Song loay hoay chưa kịp lắp vào trả, vả lại đồng hồ cũng chưa chạy, anh chàng kia chợt thấy tôi ở ngoài vào (mãi về sau tôi mới nhớ lúc ra chơi tôi có bỏ lớp ra ngoài mất một lúc) không giấu đi đâu kịp, vội vàng bỏ đồng hồ vào túi và chạy ra khỏi lớp. Anh chàng này, không định lấy đồng hồ vậy mà thành ra ăn cắp bất đắc dĩ... Sâm chú ý nghe Kỳ Phát, tỏ vẻ kính phục mà nói rằng: - Anh kể việc đã xảy ra đúng như hệt chính mắt anh trông thấy vậy. Tôi đã hiểu từ chỗ 8 giờ kém 5 mà anh luận ra có kẻ nghịch đồng hồ trước khi vào học, nhưng tôi cũng chưa biết vì đâu mà anh biết tôi chính là thủ phạm. Kỳ Phát gật đầu: - Khi đã biết thế, tôi chỉ còn nhớ ra xem trong lớp thường có những bạn nào hay đến trường sớm và hay cất sách trước vào lớp để ra sân chơi. Tôi thấy có ba, bốn anh nhưng để ý tìm tòi, không thấy cặp ai có dấu gì khả nghi cả (vì tôi đoán có lẽ anh chàng ăn cắp bất đắc dĩ ấy không dám mang đồng hồ ra khỏi lớp ngay). Khi tìm đến chỗ anh ngồi thì tình cờ tôi thấy trên mặt bàn có vết dầu máy, khi tôi lấy giấy thấm lên lau thì vết dầu lại càng rõ rệt. Như vậy thì chắc chắn anh đã tháo máy đồng hồ để lên bàn rồi còn gì nữa. Sâm ngắt lời hỏi: – Có phải chính lúc anh đương vào lục xét ấy, thì thầy giáo rình, nhẩy vào, bắt gặp? Kỳ Phát buồn rầu, gật đầu: – Chính thế, thầy vào, bắt được tôi đương lục sách, như vậy thì tôi dù có muốn chối cãi cũng không được nữa. Vả lại, tôi đã biết anh bất đắc dĩ mà làm việc ấy, anh xưa nay vốn là một người học trò chăm chỉ và ngoan ngoãn, tôi vẫn mến, tôi tự nhiên không muốn nói rõ việc ra đợi đến tối nay, lại anh, nói chuyện cho anh nghe và bàn cách xử trí. (Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn, NXB Công an nhân dân, 2018, tr. 63 – 67) Trong đoạn trích, nhân vật Kỳ Phát có vai trò như thế nào? A. Người điều tra, nghi phạm B. Người điều tra, thủ phạm C. Nạn nhân, nghi phạm D. Nghi phạm, thủ phạm |