Đọc đoạn trích: Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trờiĐọc đoạn trích: “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền(1) mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời(2). Chí làm trai dặm nghìn da ngựa(3) Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao(4). Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị(5) ào ào gió thu. Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non. Đưa chàng lòng dặc dặc buồn, Bộ khôn(6) bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên Nhủ rồi tay lại trao liền Bước đi một bước lại vin áo chàng. Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San(7). Múa gươm(9) rượu tiễn chưa tàn, Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, "Những khúc ngâm chọn lọc", tập I, NXB Giáo dục, 1994, tr. 39) Chú thích: (1) Thành liền: Bởi chữ "liên thành" (những thành liền nhau). Nước Triệu có hai hòn ngọc bích, vua nước Tần viết thư xin đem năm thành trì đổi ngọc ấy. Về sau, vật gì quý báu gọi là có giá "liên thành"; (2) Giặc trời: Bởi chữ "thiên kiêu". Hán thư có câu "Hồ giả thiên chi kiêu tử" (giặc Hồ là đám con khó dạy của trời). (3) Da ngựa: Bởi chữ "mã cách" (mã: ngựa; cách: da). Đời Đông Hán, Mã Viện, tướng giỏi, từng nói: "Làm trai nên chết chốn sa trường biên ải, lấy da ngựa bọc thây chôn mới gọi là trai". (4) Thái Sơn, hồng mao: Tư Mã Thiên nói "Người ta vẫn có cái chết, song có cái chết đáng nặng như núi Thái Sơn, có cái chết không đáng nhẹ như lông chim hồng". Ý nói có sự đáng chết và không đáng chết. (5) Cầu Vị: Bởi chữ "Vị kiều". Lý Bạch có câu thơ "Tuấn mã nhược phong phiêu, minh tiên xuất Vị kiều" (Ngựa giỏi đi nhanh như gió cuốn, thét roi ra lối cầu sông Vị). (6) Khôn: Khó, không thể. (7) Thiên San: Có câu hát "Tướng quân tam tiễn định Thiên Sơn, tráng sĩ trường ca nhập Hán quan" (ba mũi tên của tướng quan lấy được núi Thiên Sơn, tráng sĩ hát dài mà kéo quân vào cửa ải Hán). (8) Gươm (Long Tuyền): Tên một thanh kiếm báu. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra cách ngắt nhịp cho hai câu thơ sau: Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Câu 2. Đoạn trích trên kể lại sự việc gì? Câu 3. Em hiểu nghĩa của câu thơ “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” như thế nào? Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi Câu 5a. Em ấn tượng nhất với hình ảnh hay câu thơ nào trong đoạn trích? Vì sao? Câu 5b. Nhận xét về tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, có ý kiến cho rằng: “Khúc ngâm là tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ đối với cả người ra đi (chinh phu) và người ở lại (chinh phụ)”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? |