Nguyễn Thị Nhài | Chat Online
13/09 23:30:58

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Vì sao bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn thường có màu sắc đẹp? Bình minh và hoàng hôn thường là hai thời điểm bầu trời có màu sắc đẹp nhất trong ngày. Vì sao lại như vậy? Nói ngắn gọn, vẻ đẹp kì diệu ấy có được là nhờ ánh sáng và ánh sảng lại có màu. Dù bạn tin hay không thì sự thật là ánh sảng xung quanh bạn chính là sự kết hợp của tất cả màu sắc trên thế giới này. Nếu ánh sáng xung quanh ta có màu thì vì sao chúng ta chỉ nhìn thấy một số màu ...


Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Vì sao bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn thường có màu sắc đẹp?

Bình minh và hoàng hôn thường là hai thời điểm bầu trời có màu sắc đẹp nhất trong ngày. Vì sao lại như vậy? Nói ngắn gọn, vẻ đẹp kì diệu ấy có được là nhờ ánh sáng và ánh sảng lại có màu. Dù bạn tin hay không thì sự thật là ánh sảng xung quanh bạn chính là sự kết hợp của tất cả màu sắc trên thế giới này.

Nếu ánh sáng xung quanh ta có màu thì vì sao chúng ta chỉ nhìn thấy một số màu trên bầu trời vào những thời điểm nhất định chứ không phải tất cả các màu? Và vì sao màu sắc bầu trời lúc bình minh, hoàng hôn lại thường có vẻ đẹp huyền diệu, mê hoặc đến như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy. Trước tiên, chúng ta cần biết ngày chuyển sang đêm như thế nào.

Trái Đất di chuyển trong không gian

Hành tinh của chúng ta di chuyển trong không gian cùng với bảy hành tinh khác ở gần. Tất cả các hành tinh này vừa tự xoay quanh mình vừa xoay quanh Mặt Trời. Nếu Mặt Trời lặn hay hoàng hôn ở đâu thì nơi đó đang khuất dần khỏi ánh sáng Mặt Trời và quay lưng lại với Mặt Trời. Còn nếu Mặt Trời mọc hay bình minh ở đâu thì nơi đó lại chuyển sang hướng mặt về phía Mặt Trời. Đêm khuya là khi chúng ta hoàn toàn quay lưng lại Mặt Trời. Còn ban ngày là khi chúng ta đối diện trực tiếp với Mặt Trời và các chùm tia Mặt Trời chiếu (cực nhanh) thẳng vào chúng ta.

Mặc dù chúng ta quan sát bằng mắt thường không thể phân biệt được, nhưng các chùm tia sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất có kich thước khác nhau. Các nhà khoa học đo kích thước các chùm tia này bằng “bước sóng”. Mỗi bước sóng ánh sáng có một màu sắc riêng của nó.

Trái Đất được bao bọc bởi khí quyển của mình

Như vậy, chúng ta đã biết vì sao bầu trời lại sáng vào ban ngày và tối vào ban đêm, các chùm tia sáng Mặt Trời có kích thước khác nhau hay có bước sóng khác nhau.

Tuy nhiên, làm sao mà chúng ta nhỉn thấy những màu sắc rực rỡ vào lúc bình minh và hoàng hôn? Đó là nhờ một “tầm chăn” không khí rất quan trọng luôn bao bọc lấy Trái Đất, tấm chăn đó chính là khí quyển. Khí quyển của Trái Đất được tạo nên bởi rất nhiều vật thể bé li ti gọi là các phân tử. Trên thực tế, tất cả mọi vật đều có cấu tạo từ các phân tử, kể cả cơ thể chúng ta. Một phân tử nhỏ hơn rất nhiều so với một hạt cát. Phân từ nhỏ đến nỗi chúng ta không thể nhin bằng mắt thường mà phải nhờ đến kính hiển vi mới có thể quan sát dược, còn mắt thường chỉ nhìn thấy những vật được tạo thành từ các phân tử.

Khí quyển “chơi đùa" với ánh sáng

Khi các chùm sáng Mặt Trời đến Trái Đất, chúng gặp các phân tử trong khí quyển của Trái Đắt. Các phân từ này bắt đầu kết hợp với ánh sáng, đấy ánh sáng qua lại giữa các phân tử. Hiện tượng này gọi là “phân tán ánh sáng”.

Ánh sáng có bước sóng càng dài thì nó cảng phân tán được lâu giữa các phân tử trong khí quyển của Trái Đất trước khi nó yếu đi và quay trở lại không gian. Ánh sáng xanh dương có bước sóng ngắn hơn ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng hồng. Điều đó có nghĩa là ánh sáng xanh dương chỉ có thể va đập giữa các phân tử trong một khoảng cách ngắn hơn ánh sáng hồng hoặc đỏ. Nơi nào đang đối diện trực tiếp với Mặt Trời (vào ban ngày) thì nơi đó ánh sáng sẽ đi qua lớp khí quyền ít hơn, mông hơn. Vì vậy, ánh sáng xanh dương có thể dễ dàng lọt qua phía bên kia, nhở đó mà chúng ta có được bầu trời màu xanh.

Màu sắc lúc bình minh và hoàng hôn

Chúng ta biết rằng Trái Đất tự xoay quanh mình. Hoàng hôn ở nơi nào thì nơi đó đang quay mặt dần khởi Mặt Trời và không đối diện trực tiếp với Mặt Trời nữa. Điều này có nghĩa là ánh sáng Mặt Trời phải đi qua một lát cắt khi quyển dày hơn để chiếu đến nơi đó. Hiện tượng này cũng xảy ra vào lúc bình minh khi nơi đó hướng dần về phía Mặt Trời.

Để đi qua quãng đường dài hơn đó của khí quyển, ánh sáng xanh dương “mệt mỏi” và không thể trụ vững được nữa, do đó hầu hết ánh sáng xanh này quay trở lại vũ trụ. Tuy nhiên, ánh sáng đỏ, cam và vàng lại có bước sóng dài hơn, nghĩa là chúng có thể phân tán lâu hơn và đi qua lớp khí quyển dày hơn để đến được với mắt người quan sát trên bề mặt Trái Đất. Chính vì thế, chúng ta thường nhìn thấy bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn có màu sắc rực rỡ, đẹp mắt.

Đặc biệt, vào những lúc không khí khô, các phân tử khói, bụi trong không khí dày đặc hơn khiến cho ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn. Lúc đó, bình minh và hoàng hôn có màu sắc đỏ rất huyền diệu và kì bí.

(Theo Phạm Hường, Bảo Tuấn, https: //dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-bau-troi-luc-binh-minh-va-hoang-hon-thuong-co-mau-sac-dep-20210118154633532.htm; https: //tienphong vn/vi-sao-binh-minh-va-hoang-hon-co-mau-do-post1046434.tpo)

a. Vẽ sơ đồ cấu trúc của văn bản trên và tóm tắt nội dung từng phần đã xác định.

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn