I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng rõ rằng “hi vọng” không chỉ làm vững lòng ta khi mọi thứ đang diễn ra tồi tệ, mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời và ban phát điều tốt lành như thành công về học tập ở nhà trường cũng như những công việc khó khăn khác. Về mặt lí thuyết, hi vọng chỉ là cách nhìn lạc quan theo đó mọi cái sẽ tốt đẹp hơn.
Theo nghĩa ấy, mọi thứ đều có thể có hi vọng. Một số người tin chắc, họ sẽ thoát khỏi tất cả trở ngại hoặc sẽ tìm thấy giải pháp cho mọi vấn đề của họ, trong khi những người khác cho rằng mình không thể có nghị lực, năng lực hay phương tiện cần thiết để đi tới đó. Snyder nhận xét những người tin vào tương lai của mình có một số nét chung họ biết tự thúc đẩy và tự thuyết phục khi gặp rủi ro, rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đáy và họ tin chắc rằng có nhiều phương tiện để đạt được mục tiêu của mình, họ cũng đủ thông minh để chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn.
Về mặt tri tuệ xúc cảm, “hi vọng” có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Thật vậy, những người tự tin nói chung ít lo lắng và ít bị rối nhiễu xúc cảm trong cuộc sống.
(Trích Trí tuệ xúc cảm - Daniel Goleman,
NXB Lao động - Xã hội, 2018, tr. 125-126)
*Snyder: Charles Richard “Rick” Snyder là một nhà tâm lí học người Mỹ chuyên về tâm lí học tích cực. Tác giả đã phỏng vấn C.R. Snyder trong The New York Times, ngày 24/12/1991.
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.