I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: VÀI SUY NGHĨ VỀ TƯ TƯỞNG MĨ HỌC HỒ CHÍ MINH QUA SÁNG TÁC THƠ (Trích) (Nguyễn Đăng Mạnh) Thơ của Người đại bộ phận viết bằng chữ Hán, màu sắc cổ điển rất đậm nét. Nhưng cổ điển mà không phải cổ thi, nghĩa là thoạt xem giống cổ thi, đọc kĩ thấy không hẳn thế. Chỗ giống nhau là cảm hứng thiên nhiên phong phú, là sự hoà hợp giữa con người và tạo vật, là phong độ ung dung tự tại của nhân vật trữ tình. Nhưng chỗ khác nhau là ở tinh thần thép như ...I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: VÀI SUY NGHĨ VỀ TƯ TƯỞNG MĨ HỌC HỒ CHÍ MINH QUA SÁNG TÁC THƠ (Trích) (Nguyễn Đăng Mạnh) Thơ của Người đại bộ phận viết bằng chữ Hán, màu sắc cổ điển rất đậm nét. Nhưng cổ điển mà không phải cổ thi, nghĩa là thoạt xem giống cổ thi, đọc kĩ thấy không hẳn thế. Chỗ giống nhau là cảm hứng thiên nhiên phong phú, là sự hoà hợp giữa con người và tạo vật, là phong độ ung dung tự tại của nhân vật trữ tình. Nhưng chỗ khác nhau là ở tinh thần thép như Bác nói. Có nghĩa là không phải hình ảnh người quân tử khi xử thế, nhà hiền triết ẩn dật chốn lâm tuyền, mà là người chiến sĩ hành động cải tạo thế giới: Non xa xa, nước xa xa, Nào phải thênh thang mới gọi là. Đây suối Lê-nin, kia núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà. (Pác Bó hùng vĩ) Một đặc điểm của cổ thi là cảm quan phi thời gian: nhà thơ thường một mình đối diện với vũ trụ bao la, thái độ ung dung như đứng hẳn ra ngoài thời cuộc nhiễu nhương, ra ngoài dòng chảy của thời gian. Thơ Bác không phải như thế. Đọc “Nhật kí trong từ”, thấy nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh, một mặt có cái tự do bên trong của con người hoàn toàn tự chủ vì biết mình đang đồng hành với lịch sử trên từng bước đi tất yếu của nó, đồng thời lại là một chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết bị giam cầm giữa không khí sôi sục khẩn trương của phong trào giải phóng dân tộc, có cái tâm trạng nóng lòng sốt ruột đến đau đớn. Hình ảnh Bác trong tập thơ tù không những không phải con người đứng ngoài thời gian, mà trái lại sống cao độ từng giờ, từng phút. Chưa bao giờ Bác Hồ phải tính đến thời gian, phải theo dõi từng phút quang âm qua đi một cách oan uổng bên ngoài song nhà lao một cách căng thẳng đến thế. Một tâm trạng bồn chồn, khắc khoải, thao thức, nhiều khi chuyển thành bực bội, đó là nét tiêu biểu nhất trên bức chân dung tự hoạ của tác giả “Nhật kí trong từ”. Về mặt bút pháp, chỗ giống nhau giữa cổ thi và thơ Bác là tinh hàm súc cổ điển, là lối chấm phá vài nét đơn sơ mà rất đỗi tài hoa như muốn chuyển linh hồn của tạo vật. Nhưng chỗ khác của thơ Bác, chỉ nói riêng tập “Nhật kí trong tù, là sự xâm nhập mạnh mẽ của bút pháp phóng sự, bút kí, của lối văn thông tin tư liệu, đem đến cho những vần thơ tứ tuyệt tính tự sự, tính tả thực ít thấy trong cổ thi. Tịnh thời đại trong thơ Hồ Chí Minh thể hiện nổi bật nhất ở tinh thần dân chủ sâu sắc của nó. Dân chủ trước hết ở thi đề, thi tử. Một cái răng rụng, một cái gậy chống, một hàng cháo bên đường cũng thành thơ. Thậm chí một cảnh bắt rận, một cảnh đun nấu một bữa cơm tù cũng thành thơ. Người ta nói thơ Bác có đủ cả “mắm muối tương cà”. Điều ấy cần được hiểu theo cả nghĩa đen trần trụi của nó. Dân chủ ở quan điểm đổi mới hệ thống ước lệ của thơ ca cổ điển. Thơ tỏ lòng, nói chi ngày xưa nếu không so sánh những bậc anh hùng, hào kiệt, những đấng hiền nhân quân tử với tùng cao, bách cả, cọp gió rồng mây, thì cũng ví von với những mai, lan, cúc, trúc,... Thơ Bác hoàn toàn không có những hình ảnh sang trọng đó. Người lại thích ví mình và vi người cách mạng với cái răng, cái gậy, với hạt gạo nhỏ bé hiền lành, với cái cột cây số bên đường, với con gà gáy sáng. Dân chủ còn ở giọng điệu, tình điệu của thơ. Tập thơ có nội dung giáo dục to lớn, nhưng không hề lên giọng dạy đời. Nhà thơ nếu cần nhắc nhở đến một bài học đạo lí nào thì chỉ là để “tự khuyên mình” (Tự miễn): “Vi không có cảnh đông tàn/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”. Tập thơ có đầy chất thép, nhưng không thấy lên giọng thép, nghĩa là không hề dùng lối đại ngôn tráng ngữ, cao giọng lên gân. (Trích Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr.33-35) Xác định vấn đề nghị luận của văn bản. |