Nguyễn Thị Sen | Chat Online
11/10 18:04:58

Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Lược phần đầu: Mùa hè năm nay, Tâm và vợ chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn ở vùng thôn quê. Khi người bạn mời thì Tâm nhận lời ngay, vì chàng tính được chỗ nghỉ mát suốt một tháng hè không phải mất tiền, vả lại tiện hơn nữa, chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó) Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một ...


Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(Lược phần đầu: Mùa hè năm nay, Tâm và vợ chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn ở vùng thôn quê. Khi người bạn mời thì Tâm nhận lời ngay, vì chàng tính được chỗ nghỉ mát suốt một tháng hè không phải mất tiền, vả lại tiện hơn nữa, chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó)

Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang, chắc chắn Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa. Hoặc có nghĩ đến, chỉ để lại tự chế riễu mình, khi còn nhỏ, đã có cái đời ở thôn quê là giản dị, và sung sướng. Chàng mơ màng yêu một cô thôn nữ, và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bạch dưới một túp lều tranh. Cái mộng ấy, bây giờ làm chàng khi nghĩ đến mỉm cười.

Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế.

Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.

Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay giây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy.

( Lược phần cuối: Tâm gặp mẹ nhưng không thiết tha gì với cảnh nhà, chàng nói chuyện đầy vẻ xa cách, lãnh đạm với mẹ và cô hàng xóm vốn thân thiết thuở nhỏ, lòng chỉ nghĩ đến người vợ giàu đang đợi ở quán ăn. Chàng đưa cho mẹ 20 đồng bạc rồi vội vã ra về, mặc bà cụ van nài cậu ở lại ăn cơm. Đang cùng vợ dạo chơi phố chợ trước khi về, Tâm nhìn thấy mẹ. Biết là mẹ ra ga chờ để tiễn mình, hoảng hốt, Tâm giục vợ quay lại lối cũ, lên xe hơi, bắt tài xế đánh xe về ngay Hà Nội. Khi đến chỗ ngoặt Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Xe chạy làm bắn bùn lên quần áo. Tâm thấy cặp mắt đen láy của cô gái quê mở to như ngạc nhiên nhìn mình nhưng chàng không ngoảnh lại. Chàng nghĩ đến cuộc sống giàu sang hiện tại nhanh chóng lãng quên người mẹ và cảnh thôn quê.)

(Trích Trở về - Trong tập truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam)

Chú thích:

- Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông viết văn, làm báo và là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945.

- Truyện ngắn của Thạch Lam không khai thác các xung đột gay gắt, không có nhiều sự việc biến cố mà đi sâu khắc họa những rung động của thế giới nội tâm con người.

Người kể chuyện trong văn bản thuộc ngôi thứ mấy? Người kể chuyện đã thể hiện vai trò như thế nào trong việc kể lại câu chuyện?

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn