Trần Anh Tuấn | Chat Online
13/10 14:00:52

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Giá trị ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì?


Đề 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Giá trị ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao núi đất phía tây tỉnh Hà Giang. {...} Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện. Theo thống kê, hiện nay Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn của

huyện. Trong đó có 1.380 ha ruộng bậc thang {...}. Các thửa ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì uốn lượn trùng điệp và chạy dài từ ven suối lên đỉnh núi và xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh, những nương chè cổ thụ và những dòng sông, khe suối, tạo thành bức tranh thiên nhiên hài hòa, nhiều màu sắc. Cảnh quan ruộng bậc thang của huyện đẹp nhất là vào mùa cấy từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và mùa lúa chín từ tháng 8 đến giữa tháng 10 hàng năm.

{...} Khác với mùa nước đổ và cấy lúa từ giữa tháng 4 đến tháng 6, Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín vô cùng bắt mắt và sống động với những thửa ruộng bậc thang vàng óng, lướt nghiêng theo từng đợt gió. Nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiệt tác ruộng bậc thang, du khách nên đến với Hoàng Su Phì vào khoảng tháng 9 – tháng 10. Đây là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì bởi trải qua quá trình hàng trăm năm các thế hệ người dân Hoàng Su Phì đã không ngừng tôn tạo bồi đắp để tạo lên những thửa ruộng bậc thang trùng điệp trải dài quanh các sườn núi như ngày nay. Nó mang ý nghĩa lịch sử, minh chứng rõ nét nhất về lịch sử định cư lâu đời và tập quán lao động sản xuất nông nghiệp của bà con các dân tộc thiểu số trong vùng. Với lịch sử hàng trăm năm, giá trị văn hóa của ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì được thể hiện ở kinh nghiệm canh tác, tập quán sản xuất cũng như các phong tục tập quán mang những nét riêng của mỗi dân tộc, nó in đậm những nét đặc trưng khác nhau. Không những vậy, ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì còn mang lại giá trị cảnh quan mà không phải là kết quả lao động trong một thời gian nhất định là có được. Những thửa ruộng bậc thang là một bức tranh kỳ vĩ, một vẻ đẹp hoang sơ trên nền không gian thiên nhiên hùng vĩ của núi đồi vùng cao tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp có giá trị phát triển du lịch bền vững.

Hình ảnh: Ruộng bậc thang ở huyện Hoàng Su Phì

Cũng như nhiều dân tộc có truyền thống canh tác nông nghiệp khác, các cư dân nông nghiệp của huyện Hoàng Su Phì có tín ngưỡng thờ đa thần, vì vậy đã sản sinh và duy trì nhiều nghi lễ tín ngưỡng cùng các tập quán kiêng kỵ liênquan đến trồng trọt và chăn nuôi như cúng cầu mùa, cúng hồn lúa, cúng thần rừng, thần sấm, lễ mừng cơm mới cũng như các quan niệm, trí thức dân gian về mùa vụ, cách thức ứng xử giữa người và thế giới thần linh... Song dù dưới hình thức nào thì việc kiến tạo lên những thửa ruộng bậc thang là một sự sáng tạo phi thường, một biểu tượng văn hoá thể hiện tính thích ứng tuyệt vời của cư dân nông nghiệp Hoàng Su Phì với môi trường vùng núi bởi đây là hình thức canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên đồi núi đất của huyện Hoàng Su Phì.

Bên cạnh đó, việc canh tác trên ruộng bậc thang đã góp phần hạn chế việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, ổn định cuộc sống, xóa bỏ hình thức du canh, du cư, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở đây cũng chính là lịch sử hình thành nên các bản làng định cư trong vùng. {...} Trong khi đó, xét về những giá trị về văn hoá thì ruộng bậc thang đã đóng góp thêm phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp cho vùng đất Hoàng Su Phì với một bức tranh khổng lồ đầy màu sắc, một công trình kiến trúc vĩ đại, đủ sức làm say lòng bất cứ ai khi đến với vùng đất này.

Nếu có dịp, du khách hãy một lần đến Hoàng Su Phì để tận mắt chiêm ngưỡng kiệt tác ruộng bậc thang trong mùa lúa chín, hoà mình vào sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và thưởng thức những đặc sản địa phương đặc sắc./.

(Theo Lý Hà, https://dangcongsan.vn/, ngày 16/09/2022)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1. Theo văn bản, cảnh quan ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì đẹp nhất là vào thời điểm nào trong năm?

Câu 2. Xác định cấu trúc của văn bản trên. Câu 3. Tìm một số yếu tố miêu tả trong văn bản trên và nêu rõ vai trò của yếu tố đó trong việc cung cấp thông tin văn

bản.

Câu 4. Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì và nêu rõ vai trò của nó trong việc cung cấp thông tin về ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì. Câu 5. Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu đánh giá về khả năng gợi đến niềm đam mê khám phá vẻ đẹp của ruộng bậc

thang ở huyện Hoàng Su Phì từ văn bản trên.
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn