Linh Nguyễn | Chat Online
17/10 05:08:13

Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào? Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ


ĐỀ SỐ 4. Đọc bài thơ:

                                                              NHÀN

                                                                                 (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao

            (Bùi Văn Nguyên, Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập 1), NXB Giáo dục, 1989)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào?

A. Không làm gì vất vả, khó nhọc.                      B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều

C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai

D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh

Câu 2. Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ

A. Ung dung, thư thái trong việc làm, cùng như khhi vui chơi.

B. Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên.

C. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen.

D. Sinh hoạt giản dị mùa nào thức ấy  .                          

Câu 3Hai câu 5-6 cho ta hiểu gì về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Đạm bạc, thanh cao                                      B. Thiếu thốn, nghèo khổ.

C. Đầy đủ, sung túc                                           D. Sang trọng, phú quý    

Câu 4. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt cảu bài thơ là:

A. Cô đọng, hàm súc                            B. Cầu kì, trau chuốt                                                 
C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị              D. Chân thực gần với ca dao                                                                                

Câu 5. Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn của bài thơ?

A. Vẻ đẹp  của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình

B. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hòa với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa.

C. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn…

D. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở  thái độ coi thường  phú quý và danh lợi.

Câu 6. Hai câu thơ: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao” giúp ta hiểu thêm gì về quan niệm khôn, dại của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Lối sống cao ngạo , khác đời.            B. Lối sống thoát li, xa lánh cuộc đời

C. Xuất phát từ một triết lí sâu sắc về nhân sinh.

D. Cái khôn, dại trong cuộc đời là không thể lường hết được.

Câu 7. Bài thơ không đề cập đến phương diện nào của chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Sự nghiệp          B. Cuộc sống            C. Nhân cách                  D. Trí tuệ

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Em hiểu thế nào là nơi vắng vẻchốn lao xao?

Câu 9. Nêu những biểu hiện của lối sống nhàn theo quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.  

Câu 10. Nguyễn Bỉnh Khiêm có phủ nhận danh lợi phú quý không?              

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn