Đọc đoạn văn. Thực hiện các yêu cầu sau Tiễn đưa một chén quan hà(1) (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1991) Chú thích: Vị trí đoạn trích: Bị Mã Giám Sinh lừa về nhà chứa của mụ Tú Bà, Kiều phải sống cuộc đời tiếp khách lầu xanh.Đau đớn vì nhân phẩm bị chà đạp, nên khi gặp Thúc Sinh, con nhà buôn giàu có, là con rể của quan Lại bộ Thượng thư, Kiều nhận lời lấy lẽ Thúc Sinh. Kiều khuyên thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư để trình bày sự thật. (1) Quan hà: Quan là cửa ải, hà là sông. Chén quan hà: chén rượu tiễn biệt. (2) Xuân đình: Có thể hiểu là nơi sum họp, vui vẻ; (3) Cao đình: nơi tiễn biệt nhau (4 ) yếm thắm trôn kim, (5) bưng mắt bắt chim: cả hai câu này đều ý nói việc Thúc Sinh lấy Kiều làm lẽ không thể nào giấu kín được. (6) Đèo bòng: có nghĩa là vương vít tình duyên. (7) Nói sòng: Tức nói thẳng, nói trắng ra, không quanh co giấu giếm. (8) Bào: Áo. Thường thường trong khi ly biệt người ta hay nắm lấy áo nhau, tỏ tình quyến luyến. Chia bào tức là buông vạt áo. (9) Quan san: Quan ải, núi non, thường được dùng để chỉ sự xa xôi cách trở. (10) Chinh an: cách đọc khác của chinh yên, tức yên ngựa của người đi xa. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh diễn tả cảnh đôi lứa biệt li trong những dòng thơ sau: Người lên ngựa, kẻ chia bào Câu 3. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. Câu 4. Nêu ý nghĩa của các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 5. So sánh trạng thái cảm xúc của Kiều khi chia tay Thúc Sinh ở đoạn thơ trên với khi chia tay Từ Hải ở đoạn thơ sau: Nàng rằng:Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi Từ rằng “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) |