Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?ĐỀ 1: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) TĨNH DẠ TỨ ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) (Lý Bạch) Phiên âm: Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Dịch nghĩa: Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ quê cũ. Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Ngũ ngôn bát cú Đường luật Câu 2. Phương thức biểu đạt của bài thơ là? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3. Chủ đề của bài thơ là gì? A. Đăng sơn hữu ức (lên núi nhớ bạn) B. Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê hương) C. Sơn thủy hữu tình (non nước hữu tình) D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình) Câu 4. Chữ “vọng” trong bài thơ có nghĩa là gì? A. Trông xa B. Cúi xuống C. Cảm nghĩ D. Ánh sáng Câu 5. Hai câu đầu bài thơ miêu tả cảnh gì? A. Miêu tả hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh B. Miêu tả hình ảnh trăng và sương C. Miêu tả nhân vật ngắm trăng D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 6. Dòng nào nêu đúng nội dung của hai câu cuối bài thơ? A. Thể hiện tình cảm của tác giả nhớ mong quê hương, chốn cũ B. Thể hiện nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh C. Nỗi nhớ mong quê hương, chốn cũ trong lòng tác giả D. Cảnh đêm trăng đẹp, huyền ảo, nhiều mộng mị Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật nhất trong bài thơ? A. Phép đối B. Phép tương phản C. Phép điệp D. Phép so sánh Câu 8. Vầng trăng sáng trong thơ Lí Bạch thể hiện ý nghĩa nào sau đây? A. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên B. Biểu hiện tình yêu quê hương sâu nặng C. Biểu hiện tình quê của Lí Bạch trong sáng, đầy ắp, nguyên vẹn như vầng trăng D. Tất cả đều đúng. Câu 9 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ cuối của bài thơ. Câu 10 (1,0 điểm) Em hãy chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ qua các động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi), tư(nhớ). |