Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp làCâu 1: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là A.đất đai. B. khí hậu. C. nước. D. sinh vật. Câu 2: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm là nhờ A.có nhiều diện tích đất phù sa. B. có nguồn sinh vật phong phú. C.có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. D. có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc. Câu 3: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là A. vùng đồng bằng sông Cửu Long. C. các vùng trung du và miền núi. B.vùng đồng bằng sông Hồng D.các vùng đồng bằng ở duyên hải miền Trung. Câu 4: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? A.52 B. 53 C.54 D.55 Câu 5. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là A. số lượng quá đông và tăng nhanh. B. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao. D. trình độ chuyên môn còn hạn chế. Câu 6: Sân bay Cát Bi thuộc tỉnh, thành nào? A. Khánh Hòa B. Phú Yên C. Lâm Đồng D. Hải Phòng Câu 7: Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do A. thiên nhiên nhiều thiên tai. B. môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. C. thiếu vốn đầu tư. D. ngư dân ngại đánh bắt xa bờ. Câu 8: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm? A. 3. B. 5. C. 4. D. 6 Câu 9: Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở đâu? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Câu 10: Theo Tổng cục thống kê, năm 2023 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích là 40 576 km2, dân số là 17,4 triệu người. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là A. 428 người/km2. B. 429 người/km2. C. 492 người/km2. D. 430 người/km2. Câu 11: Sự kiện lớn diễn ra trong thập niên 90 của thế kỉ XX, đánh dấu sự hội nhập kinh tế nước ta là: A. gia nhập WTO B. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì C. gia nhập ASEAN D. trở thành thành viên của Liên hiệp quốc Câu 12: Cây lúa được trồng nhiều ở vùng nào nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên Câu 13: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là A. Đất mặn B. Đất phèn C. Đất đỏ ba dan D. Đất phù sa Câu 14: Nhân tố nào tạo nên cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng ở nước ta là A. đất đai B. khí hậu C. địa hình D. nguồn nước Câu 15. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì A. nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ. B. nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm. C. nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa. D. tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất. Câu 16: Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang: A.dẫn đầu thế giới B. xếp thứ 2 thế giới C. xếp thứ 4 thế giới D. xếp thứ 5 thế giới Câu 17: Chăn nuôi lợn tập trung ở những vùng? A. Mật độ dân số cao C. Ven biển có nghề cá phát triển B. Nhiều đồng cỏ tươi tốt D. Vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân Câu 18: Gió phơn Tây Nam ảnh hưởng mạnh nhất tới sản xuất nông nghiệp của vùng A. Bắc Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng C.Duyên hải Nam Trung Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 19: Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số gì? A. Dân số vàng. B. Dân số bạc C. Dân số già. D. Dân số đồng. Câu 20: Vùng nào đứng đầu cả nước về cây cà phê? A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên Câu 21: Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận dưới đây, nhóm di sản nào thuộc vùng Tây Nguyên? A. Cố đô Huế, Hạ Long C. Phong Nha – Kẻ Bàng, di tích Mỹ Sơn B. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn D. Cồng chiêng Tây Nguyên. Câu 22: Giải pháp nào sau đây nhằm nâng cao chất lượng lao động ở nước ta? A. Hoàn thiện chính sách lao động. B. Đẩy mạnh đào tạo, dạy nghề. C. Phát triển hệ thống tư vấn. D. Hợp tác quốc tế về lao động. Câu 23: Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta là A.đường bộ B. đường sắt C. đường sông D. đường hàng không Câu 24: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là A.Bắc Trung Bộ B. Duyên hải Nam Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đông Nam Bộ Câu 25: Các dân tộc ít người nước ta thường phân bố ở A. trung du, đồng bằng. B. miền núi, duyên hải. C. đồng bằng, duyên hải. D. miền núi, cao nguyên. Câu 26: Khoáng sản Bô xít có nhiều ở vùng nào? A. Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ D. Bắc Trung Bộ Câu 27: Làng, ấp là tên gọi điểm dân cư của A. người Kinh B. người Khơ-me C. người Ba-na, Ê-đê D. người Tày, Thái, Mường Câu 28: Ở nước ta, trong sản xuất nông nghiệp có thể trồng được nhiều vụ trong năm là do A. đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nhiệt ẩm phong phú C. khí hậu có mùa đông lạnh D. có nhiều đất feralit trên đá badan Câu 29: Theo nguồn gốc hình thành, rừng nước ta được phân thành những loại nào? A. Rừng sản xuất và rừng phòng hộ. B. Rừng tự nhiên và rừng trồng. C. Rừng đặc dụng và rừng sản xuất. D. Rừng phòng hộ và rừng trồng. Câu 30: Các điểm dân cư của người Tày, Nùng có tên gọi nào sau đây? A. Làng, ấp B. Bản C. Buôn, plây D. Phum, sóc Câu 31: Đất feralit thích hợp nhất để phát triển các loại cây A. cây thực phẩm C. cây công nghiệp ngắn ngày B.cây lương thực D. cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Câu 32. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. Dệt may. B. Khai thác nhiên liệu. C. Chế biến gỗ, lâm sản. D. Chế biến lương thực thực phẩm. Câu 33: Trong các loại cây trồng sau, cây nào là cây công nghiệp hàng năm A.cà phê B. cao su C. dâu tằm D. hồ tiêu Câu 34: Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế là A. thúc đẩy hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế, xã hội số. B. đảm bảo an ninh lương thực, tạo nguồn hàng xuất khẩu. C. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cả nước. D. sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Câu 35 : Hai loại hình quần cư chủ yếu là? A. Quần cư tự giác và quần cư tự phát B. Quần cư cố định và quần cư tạm thời C. Quần cư tập trung và quần cư riêng lẻ D. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị Câu 36: Vùng chuyên canh cây lương thực lớn nhất nước ta là A.Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên Câu 37: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2019 Năm 2000 2005 2010 2019 Than (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 46,4 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 13,1 Điện (tỉ kwh) 26,7 52,1 91,7 227,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền. Câu 38: Ngành dịch vụ nước ta không bao gồm nhóm dịch vụ A.tiêu dùng B. sản xuất C. đô thị D. công cộng Câu 39: Công nghiệp xanh là gì? A. Nền công nghiệp phát triển nhanh chóng. B. Nền công nghiệp thân thiện với môi trường. C. Nền công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên. D. Nền công nghiệp có quy mô lớn. Câu 40: Rừng nào sau đây là rừng đặc dụng? A.Các dải rừng ngập mặn ven biển. B. Rừng phi lao chắn gió cát ven biển C. Rừng cao su và rừng bạch đàn D. Vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên Câu 41: Nước ta có đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái tới Hà Tiên với chiều dài A. 2360 km B. 3260 km C. 3620 km D. 2630 km Câu 42: Tây Nguyên trồng cây công nghiệp nào nhiều nhất? A. Cao su B. Chè C. Cà phê D. Bông Câu 43: Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người A. Tày, Dao, Mông B. Sán Chay, Giáy, Lự C. Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho D. Chăm, Khơ-me, Hoa Câu 44: Sa Pa thuộc tỉnh nào sau đây? A.Điên Biên B. Sơn La C. Hà Giang D. Lào Cai Câu 45: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta không bao gồm chuyển dịch cơ cấu A. ngành kinh tế B. thành phần kinh tế C. lãnh thổ kinh tế D. sử dụng lao động Câu 46: Đất phù sa ở nước ta chủ yếu để phát triển cây A. ngô B. lúa C. đậu tương D. Khoai lang Câu 47: Số lượng vùng kinh tế trọng điểm của nước ta hiện nay là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 48: Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế? A.5 B. 6 C.7 D.8 Câu 49: Hát quan họ là các thể loại dân ca nổi tiếng dân tộc nào? A. Kinh B. Nùng C. Dao D. Mông Câu 50: Công nghiệp khai thác than của nước ta phân bố chủ yếu ở đâu? A. Cà Mau B. Thái Nguyên C. Quảng Nam D. Quảng Ninh Câu 51: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ khi nào? A. 1975 B. 1986 C. 1996 D. 2000
|