Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Khóc Dương KhuêPHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Khóc Dương Khuê Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau; Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo; Có khi từng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang; Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân, Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần trước sau, Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đấu thăng 4 chẳng dám tham trời; Bác già, tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần; Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can, Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, Tôi lại đau trước bác mấy ngày; Làm sao bác vội về ngay, Nghe tin, tôi bỗng chân tay rụng rời. Ai chẳng biết chán đời là phải, Sao vội vàng đã mải lên tiên; Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa; Giường kia treo những hững hời, Đàn kia gầy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn á Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương; Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan! (Nguyễn Khuyến) *Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 Câu 1 (0.5đ): Dòng nào sau đây nói đúng về cấu trúc thơ song thất lục bát? A. Thể thơ song thất lục bát là thể thơ của dân tộc Việt Nam đã có từ rất lâu đời B. Thể thơ song thất lục bát là thể thơ gồm nhiều câu thơ dài ngắn khác nhau kết lại tạo nên một bài thơ hoàn chỉnh. C. Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ. Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ 5 câu bày dưới, chữ cuối câu bây dưới vần với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. D. Thể thơ song thất lục bát được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Câu 2 (0.5đ) Những câu thơ có 7 tiếng trong đọan trích chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào? A. 2/2/3 hoặc 4/3. B. 4/2/1 hoặc 6/1. C. 1/3/3 hoặc 1/6. D. D. 3/2/2 hoặc 3/4. Câu 3 (0.5 điểm). Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân" A. Điệp thanh. B. Điệp vẫn chân. C. Điệp cấu trúc. D. Điệp vẫn lung. Câu 4 (0.5 điểm). Đặc sắc nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của đoạn thơ trên là gì? A. Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển. B. Ngôn ngữ sắc sảo, trau chuốt. C. Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. D. Ngôn ngữ bóng bẩy, mượt mà. Câu 5 (0.5 điểm). Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ trên là: A. Thiết tha, thủ thỉ. B. Bàng hoàng, đau xót. C. Nhẹ nhàng, sâu lắng. D. Trang nghiêm, cảm kích. Câu 6 (0.5 điểm). Từ “xuân" trong câu thơ "Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân" được hiểu như thế nào? A. Chỉ tâm trạng vui tươi như mùa xuân của tác giả và bạn mình. B. Chỉ việc uống rượu ngon với bạn mình của tác giả vào mùa xuân. C. Chỉ chất men ngon của rượu, tình cảm bạn bè thắm thiết của tác giả. D. Chỉ những ngày còn trẻ tác giả và bạn mình đã cùng nhau uống rượu. Câu 7 (0.5 điểm). Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng điển cố điển tích trong hai câu thơ sau: Giường kia treo những hững hờ, Đàn kia gấy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. A. Thể hiện tâm trạng nhớ bạn của nhà thơ. B. Làm cho câu thơ uyên bác hơn. C. Làm nổi bật nỗi đau mất bạn của nhà thơ. D. Khẳng định tình bạn tri âm tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, luôn đồng cảm, thấu hiểu nhau, sẻ chia với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn. Từ đó làm khung bậc nỗi đau mất bạn từ bên ngoài kết đọng vào bên trong, sâu trong tâm khảm của nhà thơ. Câu 8 (0.5 điểm). Dòng nào nói đúng nhất thái độ tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ? A. Quan tâm, lo lắng cho bạn B. Khẳng định, đề cao tình cảm của mình và bạn. C. Đau xót, tiếc thương tê tái khi bạn không còn nữa. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9 (1.0 điểm). Qua tình bạn của tác giả và bác Dương Khuê, theo em cần làm gì để giữ gìn tình bạn đẹp? Câu 10 (0.5 điểm). Bài học em nhận được từ văn bản trên? |