Tăng năng suất các ngành kinh tế và năng suất lao động nông thôntăng năng suất các ngành kinh tế và năng suất lao động nông thôn. Câu 22. Cho thông tin sau: Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Sản xuất gắn với bảo quản sau thu hoạch, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát triển thị trường nông sản cả trong và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,... a) Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp nước ta hiện nay còn thiếu đồng bộ và hạn chế ở một số vùng. b) Cơ hội cho việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta là thị trường trong nước và quốc tê tăng cao. c) Thách thức đối với nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh ở nước ta là đời sống của người dân còn thấp nên việc sản xuất gặp khó khăn. d) Sự biến đổi khí hậu toàn cầu tạo nhiều thuận lợi cho nước ta đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Câu 23. Cho thông tin sau: Sự tham gia và phát triển các chuỗi nông sản mang lại nhiều lợi ích cho các bên. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị giúp đảm bảo cho các chủ thể tham gia chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. a) Hiện nay, ở nước ta số lượng hợp tác xã nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn tạo thuận lợi cho việc tham gia vào các chuỗi cung ứng nông nghiệp. b) Chuỗi giá trị nông sản ở nước ta chủ yếu là khâu cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom sản phẩm. c) Nhằm nâng cao giá trị nông sản đầu vào nước ta đã đẩy mạnh phát triển khâu chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. d) Các doanh nghiệp tiến hành hợp tác trực tiếp với nông dân trong việc thu mua nguồn nông sản để tăng giá thành sản xuất. Câu 24. Cho thông tin sau: Việt Nam là một trong các nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu nông sản, nhất là lúa gạo. Trên thực tế, nhiều nơi và nhiều lĩnh vực đã hình thành các chuỗi giá trị đồng bộ từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, theo các hình thức liên kết khác nhau, như liên kết tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra, liên kết góp vốn đầu tư sản xuất... a) Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta có vị trí cao trên thế giới. b) Để tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu nước ta cần ứng dụng công nghệ cao, tăng chế biến và tạo thương hiệu cho sản phẩm. c) Khó khăn chủ yếu trong sản xuất nông sản xuất khẩu của nước ta là trình độ người lao động còn hạn chế nên chất lượng sản phẩm chưa cao. d) Việc mở rộng thị trường tiêu thụ giúp cho sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển mạnh. Câu 25. Cho thông tin sau: Trồng trọt chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước (năm 2020). Cơ cấu ngành trồng trọt khá đa dạng, lúa là cây trồng chính trong sản xuất lương thực. Hiện nay việc đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, công nghiệp lâu năm đã đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số nông sản. a) Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta. b) Cơ cấu ngành trồng trọt khá đa dạng do đất feralit có diện tích lớn và nguồn nhiệt cao. Sản lượng lúa tăng do sử dụng giống lúa mới, áp dụng tiến bộ khoa học trong canh tác. d) Nước ta trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số nông sản do đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và tìm kiếm thị trường. 127 |