Đọc đoạn thơ sau thực hiện các yêu cầu:Đọc đoạn thơ sau: Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng? Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh Trên mình em đau đớn cả thân cành Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (7-12-1958) (Trích Người con gái Việt Nam – Tố Hữu, Rút từ tập “Thơ Tố Hữu”, Nxb Văn học1999 tr138) *Ghi chú: Chị Trần Thị Lý tên thật là Trần Thị Nhâm, sinh năm 1933 ở Quảng Nam, tham gia hoạt động cách mạng và được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Năm 1956, chị bị địch bắt và thuyên chuyển qua rất nhiều nhà tù. Để khuất phục chị, bọn địch đã không từ bất cứ thủ đoạn tra tấn dã man tàn ác nào: lấy móc sắt xuyên qua bàn chân rồi treo ngược lên xà nhà, lấy kìm sắt kẹp vào người rứt ra từng mảng thịt… Sau hơn 2 năm giam cầm, tù đầy, tra tấn dã man mà không khai thác được gì, địch vứt chị Lý ra ngoài nhà lao vì tưởng chị đã chết. Nhưng kỳ diệu thay, chị vẫn sống với một sức sống lạ kỳ. Sau đó một hành trình đặc biệt đã đưa chị ra miền bắc để điều trị. Nhà thơ Tố Hữu đã đến bên giường bệnh thăm chị và ông đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Bài thơ “Người con gái Việt Nam” xuất hiện tháng 12 năm đó để ông dành tặng cho chị Trần Thị Lý anh hùng. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong khổ thơ thứ nhất những yếu tố nào được tác giả Tố Hữu chọn khắc họa về nhân vật trữ tình “em”? Câu 3. Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong hai câu thơ sau có tác dụng gì? Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ trên là gì? Câu 5. Điều gì ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được qua đoạn thơ trên? |