QuangTạ | Chat Online
03/12 21:46:24

Chỉ ra một câu văn sử dụng trích dẫn trực tiếp trong văn bản. Xác định luận đề của văn bản


Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân nói chung, gồm hai loại người đối lập với nhau: loại người tài hoa

 nghệ sĩ, có nhân cách, có “thiên lương”, tự đặt mình lên trên; hạng người thứ hai gồm những

kẻ tiểu nhân phàm tục bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc. [...]

          Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn độc ác, bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, người

quản ngục và viên thơ lại – những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. Họ tình cờ gặp nhau trong một tình thế oái oăm, từ chỗ ngờ vực nhau, đối địch

 nhau, dần dần đi đến hiểu nhau và trở thành tri kỉ.

          Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa

chốn ngục tù – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm

hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám: “ánh sáng đỏ rực

 của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch

còn nguyên vẹn lần hồ”.

          Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái

nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.

          Lâu nay, nói về những nhân cách cao thượng, người ta thường nhấn mạnh đến tinh

 thần gang thép, đến cái “vô úy”, cái không biết sợ trước những lực lượng thù địch. Thiên

hướng ấy thực ra cũng dễ hiểu đối với một dân tộc luôn luôn phải đương đầu với bọn xâm lược, với bạo lực hung hãn nhất.

          Nhân vật Huấn Cao, quản ngục và viên thơ lại đều có cái “vô úy” ấy. Ở Huấn Cao,

 con người “chọc trời khuấy nước” đến “chết chém ông còn chẳng sợ”, ta không cần nói cũng

rõ. Nhưng người quản ngục và viên thơ lại cũng gan góc, ngang tàng lắm chứ! Đó là những

con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu, nếu

“âm mưu” của họ - bí mật biệt đãi “tên phiến loạn nguy hiểm” – bị cáo giác.

          Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là

con người không? Cái gì cũng “vô úy”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm

lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của

Nguyễn Tuân dạy cho ta hiểu rằng: muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái

 đẹp, cái thiên tính tốt đẹp của con người (thiên lương). [...]

          Phân tích Chữ người tử tù, không những cần đề cao thái độ không biết sợ của Huấn

Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải ca ngợi cái “biết sợ” của những nhân vật

 này nữa.

          Khi ông Huấn còn coi quản ngục chỉ là viên quản ngục, ông đã có thái độ cố tình khinh bạc đến mức tàn nhẫn: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Nhưng khi hiểu rằng, quản ngục chỉ là cái áo khoác, đấy thực chất là một tấm lòng biết quý cái tài, cái đẹp, biết trọng cái tốt lành, trong sạch, thì ông Huấn đâu có cứng rắn, lạnh lùng nữa: “...Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

          Còn viên quản ngục? Cái cử chỉ đẹp nhất, cảm động nhất của nhân vật này lại chính là cái cử chỉ khúm núm trước người tử tù ở cái đêm Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Sau khi cúi đầu nghe mấy lời khuyên răn của người tù: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.[...]

(Trích Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh,

Tuyển tập phê bình văn học, NXB Đà Nẵng, 2008)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra một câu văn sử dụng trích dẫn trực tiếp trong văn bản.

Câu 2. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 3. Chỉ ra các luận điểm và phân tích mối quan hệ giữa các luận điểm trong việc làm nổi bật luận đề của văn bản trên.

Câu 4. Phân tích tác dụng của việc kết hợp giữa cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản.

Câu 5. Theo em, giá trị tư tưởng của truyện ngắn Chữ người tử tù mà Nguyễn Tuân gửi gắm có ý nghĩa như thế nào với đời sống hiện nay?

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn