Tôi yêu Việt Nam | Chat Online
15/12 15:10:27

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: (1) Đây là kiểu tình huống tâm lí mà Thạch Lam thường tạo ra trong các truyện viết về những mẩu đời lam lũ đáng thương như “Nhà mẹ Lê”, “Một đời người”, “Cô hàng xén”,... Ở đây, trên cái nền chung, cái tình thế của cả cuộc đời đìu hiu mỏi mòn cam chịu bất hạnh của nhân vật lầm than, một thời điểm nào đó, gánh nặng cuộc đời trở nên chồng chất hơn bao giờ hết, nỗi bất hạnh thê thiết hơn lúc nào hết, nhân vật bỗng tự ý thức rõ về số kiếp, thân phận của ...


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(1) Đây là kiểu tình huống tâm lí mà Thạch Lam thường tạo ra trong các truyện viết về những mẩu đời lam lũ đáng thương như “Nhà mẹ Lê”, “Một đời người”, “Cô hàng xén”,... Ở đây, trên cái nền chung, cái tình thế của cả cuộc đời đìu hiu mỏi mòn cam chịu bất hạnh của nhân vật lầm than, một thời điểm nào đó, gánh nặng cuộc đời trở nên chồng chất hơn bao giờ hết, nỗi bất hạnh thê thiết hơn lúc nào hết, nhân vật bỗng tự ý thức rõ về số kiếp, thân phận của cá nhân mình, gia đình mình, thấy thấm thía một niềm tự thương, tự cảm, tự đau. Chẳng hạn, ở “Nhà mẹ Lê”, cho đến khi bất hạnh riêng của gia đình mẹ chồng lên cái bất hạnh chung của cả xóm ngụ cư; cái bất hạnh không có việc làm, cùng đường sinh sống chồng lên cái bất hạnh bị chó nhà giàu cắn, bị lên cơn sốt miên man... rồi, trong cơn mê sảng kinh hoàng, “tưởng nhớ lại rõ mồn một cuộc đời bất hạnh của mình, mẹ Lê mới chợt hiểu: hoá ra, cuộc đời mẹ “từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”. Và mẹ phải thốt lên: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?”. Cũng như vậy, trong “Một đời người” cho đến khi Liên, người thợ lầm than, người đàn bà bất hạnh cảm thấy oan khổ chồng chất, cái ý định trốn vào nam với người yêu cũ tiêu tan thành mây khói, nhìn đoàn tàu “mang đi cái hi vọng cuối cùng của đời nàng”, Liên mới buồn rầu nhận ra “cái mộng một cuộc đời sung sướng”, với nàng, chỉ như là “những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong tủ kính các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể về nàng được”. Còn với cô Tâm, cô hàng xén chợ huyện hiền thục, đảm đang (“Cô hàng xén”) thì tình huống đó là cuộc đời mà cả tuổi thanh xuân qua đi, duyên phận cứ chìm dần theo bước đi nhọc nhằn và tiếng nhịp đòn gánh tre kẽo kẹt. Cho đến khi thấm mệt cõi lòng, cô hàng đáng thương mới nhận ra cuộc đời mình “từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, “ngày nọ dệt vào ngày kia” như “tấm vải thô sơ”.

(2) Các tình huống tâm lí kiểu này có ý nghĩa gợi mở cả một thế giới nội tâm chìm khuất, bình lặng. Chúng tô đậm chất bi kịch của nhân vật Thạch Lam bên cạnh vẻ đẹp chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại, hi sinh truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Chúng làm cho nhân vật của Thạch Lam vừa rất gần, vừa rất xa truyền thống. Bởi vì, họ, những nhân vật bé mọn của Thạch Lam không chỉ là những con người biểu tượng cho truyền thống mà còn là những con người tâm lí, bi kịch. Những phút giật mình tự thương, tự xót cho mình như vậy khiến cho các nhân vật này không chỉ đáng kính, đáng trọng mà còn đáng cảm, đáng thương nữa. Người đọc chợt hiểu rằng, lòng chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại hi sinh không thể là tất cả nghĩa lí cuộc đời - không thể cứ đối lập mãi với cái quyền sống của người ta, một khi mà ý thức về cá nhân đã được hơn một lần thắp sáng trong những mẹ Lê, cô Liên, cô Tâm, cô Dung,... của Thạch Lam.

(Một kiểu tình huống tâm lí trong tác phẩm Thạch Lam, trích Thạch Lam - Văn và người, Nguyễn Thành Thi, NXB Trẻ, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học

Thành phố Hồ Chí Minh, 2001)

Nêu (những) bằng chứng được tác giả sử dụng để làm rõ cho luận điểm ở đoạn (1).

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn