Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích Bố tôi của Nguyễn Ngọc ThuầnBỐ TÔI Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lả, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt” – Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012.) Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần Dàn ý: ** Mở bài (6-10 dòng): Giới thiệu tác phẩm truyện. - Tác giả (truyện được phân tích). - Phong cách của tác giả/ nhà văn. - Tên tác phẩm (trích) – tiểu sử. - Chốt nội dung đề yêu cầu. ** Thân bài: + Đoạn 1 (15-20 dòng): - Thể loại tác phẩm. - Tác phẩm viết về điều gì. - Qua đó tác giả muốn nói gì. - Tình huống truyện. (sự viếc – nhân vật bộc lộ tính cách) (tóm tắt sơ lược). + Đoạn 2-3 (15-20 dòng): - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Có tính cách/phẩm chất gì – tiêu biểu hiểu người gì trong xã hội. Cách viết: tính cách chính – trước. tính cách phụ - sau. Dẫn chứng (cách dẫn trực tiêp). Hành động/cử chỉ/ lời nói à Tâm trạng của nhân vật. Từ ngữ cưa tác giả. + Đoạn 4 (15-20 dòng): Liên hệ, mở rộng với những tác phẩm cùng đề tài/chủ đề. ** Kết bài (6-10 dòng): Khẳng định, đánh giá lại ý nghĩa của tác phẩm. |