Bài thơ được viết bằng thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Khổ thơ thứ nhất được gieo vần như thế nào?“Bao giờ em về thăm Mảnh đất quê anh một thời ngún lửa Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam Miền Trung Tấm lưng trần đen sạm Những đốt sống Trường Sơn lởm chởm dăng màn Thoáng bóng giặc núi bửa thành máng súng Những đứa con văng như mảnh đạn Thương mẹ một mình trời sinh đá mồ côi Miền Trung Đã bao đời núi với bể kề đôi Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ Nóng hổi như vừa lăn xuống Theo những tảng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Trên nắng và dưới cát Đến câu hát cũng hai lần sàng lại Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm”……….. (Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương - Bình thơ từ 100 bài thơ hay thế kỉ XX, tập 1, Nxb Giáo dục, 2007) Câu 1: Bài thơ được viết bằng thể thơ gì? A. Thơ tự do B. Thơ bảy chữ C.Thơ sáu chữ D. Thơ tám chữ Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản A. Tự sự B. Miêu tả C.Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Khổ thơ thứ nhất được gieo vần như thế nào? A. Vần liền B. Vần hỗn hợp C.Vần cách D. Không gieo vần. Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? A. Nỗi nhớ thương quê hương miền Trung da diết B. Nỗi đau khổ của nhân vật trữ tình “người anh” khi nghĩ về quê hương miền Trung C. Nỗi nhớ quê hương tha thiết của người con đối với mẹ mình D. Tình yêu, niềm tự hào về mảnh đất miền Trung. Câu 5. Chọn đáp án điệp ngữ/ điệp cấu trúc điền vào chỗ trống trong câu văn sau để có đáp án đúng. “ Bằng việc sử dụng nghệ thuật………….bài thơ Miền Trung của Hoàng Trần Cương đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi hình ảnh “ miền Trung” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm ca ngợi một miền đất hứa anh dũng, kiên cường, thắm đượm yêu thương” Câu 6: Nối cột A với cột B để thể hiện được hiệu quả và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua hai câu thơ: “Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam” Cột A Cột B 1. Biện pháp tu từ so sánh a.Miền Trung như một con người biết làm dịu nỗi đau và sự khốc liệt của mình để trở nên mềm mại, mĩ lệ, duyên dáng. 2. Biện pháp tu từ nhân hóa b. Miền Trung được ví như thanh cật sắc và mỏng; nhằm tô đậm sự mỏng manh, khốc liệt của mảnh đất này. Câu 7. Hình ảnh tấm lưng trần đen sạm trong bài thơ gợi lên điều gì? A. Miền Trung là nơi chịu nhiều nắng lửa dữ dội nên dễ gợi hình ảnh tấm lưng đen sạm. B.Miền Trung chịu nhiều khói bụi nên gợi hình ảnh tấm lưng đen sạm. C. Miền Trung trải qua các cuộc cháy rừng nên gợi hình ảnh tấm lưng đen sạm. D. Miền Trung có nhiều mỏ than nên gợi hình ảnh tấm lưng đen sạm. Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ trên là? A. Miêu tả chân thực những nỗi vất vả, khó nhọc mà người dân miền Trung phải sống, phải đối mặt hằng ngày. B. Miêu tả chân thực những nỗi vất vả, khó nhọc mà người dân miền Trung phải sống, phải đối mặt hằng ngày; đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất nghèo này . C. Thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất nghèo này . D. Miêu tả những khó nhọc mà người dân miền Trung phải đối mặt hằng ngày; đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất nghèo này . Câu 9. Mảnh đất miền Trung được khắc họa qua những hình ảnh thiên nhiên nào?Qua đó miền Trung hiện lên như thế nào? Câu 10. Đoạn thơ mang thông điệp gì? |