Xác định thể loại của văn bản. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?VĂN BẢN 1: HAI KIỂU ÁO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi : - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ? Quan lớn ngạc nhiên : - Nhà ngươi biết để làm gì ? Người thợ may đáp : - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo : - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
VĂN BẢN 2: CHIẾM HẾT CHỖ Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: – Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy! Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: – Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây! Người giàu nói: – Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt? – Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi. (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam) Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? Câu 4. Nhân vật chính của văn bản mang nét tính cách gì? Câu 5. Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin? ( văn bản 1); Quan lớn có thái độ gì với người thợ may? ( văn bản 2) Câu 6. Xác định câu văn có chứa nghĩa hàm ẩn có trong văn bản trên. Câu 7. Trình bày câu văn chứa nghĩa hàm ẩn đó. Câu 8. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 9. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ? |