Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầuCON SÁO BIẾT NÓI (Thái Sinh) Năm học lớp hai, mẹ dẫn tôi về quê ngoại ăn giỗ. Cậu Tung cho tôi con sáo mới mọc lông măng. Chiều chiều tôi xách lồng sáo theo lũ trẻ chăn trầu ra đồng bắt cào cào. Tôi làm theo lời cậu, tập cho chim ăn mặn để chim quen không bỏ đi. Chả mấy chốc con chim đã mọc đủ lông đủ cánh. Khi nó biết hót, cậu tôi bảo: “Phải cắt một ít lưỡi thì mới dạy nó nói được”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Vì sao lại như thế?” Cậu tối đáp: “Không biết, nghe người ta bảo vậy”. Tôi làm theo lời cậu, mỗi ngày bỏ ra vài giờ dạy sáo nói. Mỗi lần nó nói được một câu tôi lại thưởng cho nó một miếng chuối hay một con cào cào béo mẫm. Con sáo khá thông minh, nó nói được cả những câu dài. Chả mấy chốc tiếng đồn về con sáo biết nói của tôi lan khắp làng trên xóm dưới. Không ít người đã đi hàng chục cây số để tới xem. Có người trên thành phố trả bố tôi hai chỉ vàng nhưng bố tôi không bán, “Nuôi nó cho vui cửa vui nhà...”. Thỉnh thoảng nó vẫn theo tôi ra đồng, lũ trẻ chúng tôi cởi trần đánh trận giả, còn nó thì nhảy lên lưng các con trầu bắt rận. chiều ấy tôi để ý thấy đàn chim sáo từ đầu bay tới, chúng đậu trên lưng các con trâu hoặc nhảy lên các bờ ruộng tìm bắt cào cào, châu chấu. Chúng ríu rít bay từ ruộng nọ sang ruộng Ida, con sáo của tôi cứ nghênh nghếch cái đầu nhìn đàn chim với sự lạ lẫm và cố đơn. Tôi chìa tay vẫy nó: - Sáo ơi, lại đầy... Nó bay đậu lên vai tồi, nhưng vẫn nghển cổ nhìn đàn chim đang ríu rít trên đổng. Tôi vuốt bộ lông đen mượt của nó vỗ về: - Đừng buồn nữa, chiều nay ta sẽ cho ăn chuối... Nó dường như không nghe thấy tiếng nói của tôi, đôi mắt đen huyền vẫn đăm đăm nhìn theo đàn chim. Và tiếng gọi đồng loại đã mạnh hơn tôi, nó xòe cánh bay về phía đàn sáo đẩu vẫn nghênh nghênh như chẳng hiểu gì. Đàn sáo thi nhau hót. Dường như không chịu nổi, con sáo của tôi cũng vươn cổ: “Nhà có khách... nhà có khách...”. Tiếng của nó làm đàn chim sững sờ, chúng nhớn nhác nhìn ra xung quanh. Con sáo của tôi lại tiếp tục: “Xin chào ông bà... xin chào đại ca...”. Lẩn này tiếng của nó làm đàn chim hốt hoảng bay tóa lên, con sáo của tôi nhìn theo đàn chim ngơ ngác. Trong phút chốc nó cũng vụt bay theo, vừa bay vừa cất lên những câu tôi dạy, càng làm cho đàn chim hốt hoảng bay nhanh hơn. Tôi vừa chạy theo nó vừa gọi, dường như nó chẳng nghe thấy tiếng tôi, cứ bay theo đàn chim. Thế là mất, tôi ngồi xuống bờ ruộng thẫn thờ nhìn đàn chim lẫn vào đám mầy màu cỏ úa cuối chần trời. Tôi đánh trâu trở về nhà. Biết tin này, mẹ tôi xuýt xoa: - Biết thế, hồi ấy bố mày bán quách cho người ta lấy hai chỉ vàng có hơn không! Bố tôi thì bảo: - Thế là giải phóng nó khỏi sự tù hãm và khỏi phải nói những lời nhạt hoét của con người... Tôi buồn vì mất một người bạn thần thiết. Ngờ đâu ba ngày sau con sáo bay trở về, với tấm thân tả tơi. Rất có thể đổng loại không chấp nhận nó, một kẻ lạc loài. Mẹ tôi bảo: “Chắc cu cậu khống quen ăn nhạt”. Bố tôi lại chép miệng: “Thật tội nghiệp...”. Tôi nhốt con sáo vào lồng. Con sáo trở nên trái tính trái nết, nó không chịu học thêm những cầu mới, suốt ngày chỉ nhại đi nhại lại những câu tôi đã dạy. Ba tháng sau con sáo chết vi rách họng. Mẹ tôi chép miệng thở dài. Bố tôi bảo: “Thế cũng là cách tự giải phóng...”. Tôi thì tiếc ngẩn ngơ, vì từ nay tôi mất một người bạn. chị tôi năm ấy đang học lớp sáu đã ghi vào sổ tay: “Tuổi của một con sáo biết nói tiếng người là hai mươi mốt tháng năm ngày”. Tôi chôn con sáo ở gốc me ngoài cổng, đêm đêm tôi vẫn nghe tiếng nó cất lên cô đơn trong gió lạnh. (In trong 100 truyện hay cực ngắn, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1999) Câu 1. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh nào? Câu 2. Trong câu văn: Mẹ tôi bảo: “Chắc cu cậu không quen ăn nhạt”; dấu hai chấm (:) và dấu ngoặc kép (“ ”) có tác dụng gì? Câu 3. Tình huống con sáo bay theo đàn chim và không trở về có ý nghĩa gì đối với câu chuyện? Cầu 4. Chủ đề chính của truyện là gì? Câu 5. Nếu em là nhân vật “tôi”, em sẽ làm gì khi con sáo bay theo đàn chim và không trở về? |