Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầuĐỀ 1: I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó đặc biêt người trẻ tuổi đã thực sự” thông minh”? Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ. Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường. Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím” khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây, - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn. Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh một cách thông minh. ( Theo Thu Hương, Baomoi.com ) Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên cung cấp thông tin về vấn đề gì? Nhận biết Câu 2. (0.5 điểm) Trong câu văn in đậm, từ “ chính ” thuộc từ loại nào? Nhận biết Câu 3. (1.0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím” khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thông hiểu Câu 4. (1.0 điểm) Xác định câu ghép, loại câu ghép xét theo mối quan hệ giữa các vế câu, kết từ nối các vế câu ghép có trong đoạn văn sau: Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó đặc biêt người trẻ tuổi đã thực sự” thông minh”? Câu 5. (1.0 điểm) Theo em, cần làm gì để sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu quả? (trình bày khoảng 5- 6 dòng). Vận dụng II. VIẾT Henry Pord – người sáng lập hãng xe Pord nổi tiếng trên thế giới có câu nói : “ Sức mạnh của sự tự học không chỉ là kiến thức mà còn là khả năng biến ước mơ thành hiện thực. ” Từ gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nghị luận bàn luận về những giải pháp rèn luyện tính tự học cho HS hiện nay. ĐỀ 2: PHẦN ĐỌC HIỂU: Khi tôi vun trồng xanh những ước mơ Bằng nhọc nhằn nắng hạn lại mưa giông
(…) Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ (Trích Mẹ và cánh đồng, Trần Văn Lợi, in trong tập Miền gió cát) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ gợi lên sự vất vả, tảo tần của mẹ trong đoạn trích. Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong hai dòng thơ sau: Đám lá lúa cứa nóng bừng da mặt Câu 4: Nêu cảm nhận về cảm xúc, tình cảm của nhân vật tôi trong đoạn trích. Câu 5: Từ suy ngẫm của tác giả trong 2 câu thơ: Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ II. VIẾT Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ phần đọc hiểu. Câu 2; “Ứng xử văn hóa trên mạng xã hội là rất cần thiết, bởi nó không chỉ thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi người tham gia mạng xã hội, mà còn thiết thực góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, uy tín của người VN trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.” Theo em, HS cần phải làm gì để xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội? Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em. ĐỀ 3: I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây: NON NƯỚC HẠ LONG (Trích) Đảo đá Hạ Long dưới bàn tay sắp xếp thần kì của tạo hoá không chỉ tạo nên những tác phẩm điêu khắc hoành tráng mà còn tạo nên những công trình kiến trúc tự nhiên, mĩ lệ. Các đảo này hoặc đứng đơn độc giữa luồng lạch (hòn Đũa, hòn Gà Trọi,...) hoặc dựa vào sườn một dãy đá lớn khác (hòn Yên Ngựa, hòn Bướm,...). Có hòn bề thế bốn mặt phẳng lì, bóng nhẵn như những khối gỗ mun (hòn Âm, hòn Đỉnh Hương). Có hòn uốn lượn, càng lên cao càng thon nhỏ, sắc nhọn. Trên đó các loài dây leo, cây dại, các loài cây thân gỗ như chổi, sâm, thông đá... phủ lên một màu xanh mượt. Vào mùa hạ, lớp dây leo, cây dại đua nhau nở hoa muôn màu rực rỡ vàng, đỏ, xanh, tím,..., nổi lên giữa màu xanh bất tận giữa biển trời bao la. Lúc này, Hạ Long vào mùa gió nồm nam. Ngọn gió vô tận thổi từ đại dương vượt qua lớp đảo đá mang vào đất liền cái mát lạnh của biển cả. Những sớm hè, khi vì sao mai còn thắp sáng đỉnh núi Bài Thơ, dọc bờ Bãi Cháy ta đã bắt gặp hàng nghìn du khách ngồi đón gió và ngắm mặt trời đằng đông. Ánh nắng mặt trời trải lên mặt vịnh những dải màu đan xen xanh tím. Bóng các đảo đá in xuống mặt nước lung linh nhiều hình thù xanh đen ngoằn ngoèo kì dị. Ấy cũng là lúc buồm trắng, buồm nâu từ nhiều cửa biển như những chú bướm chập chờn, lách lượn qua rừng đảo ùa vào bến nhộn nhịp. Chiều tà, khi nắng tắt, mặt biển chuyển từ xanh lục sang màu huyết dụ, đảo đá từ màu lam ngả dần sang màu tím. Giữa mùa hè, khi gió đại dương bỗng dưng ngừng thổi và cái nóng oi bức trùm lên bãi bờ, ấy là lúc báo hiệu một trận mưa rào, hay một cơn bão dữ dội đang xuất hiện nơi nào đó trên Thái Bình Dương. Mùa thu đem đến cho Hạ Long những đêm trăng huyền ảo. Ánh trăng thu vàng dịu chiếu xuống mặt vịnh lung linh. Mặt nước như được dát một lớp thuỷ ngân lóng lánh. Dưới ánh trăng mờ ảo, đảo đá im lìm hiện lên trong cảnh tranh tối tranh sáng. Đảo quen thuộc, giờ bỗng trở nên xa lạ, huyền bí trong đêm trăng thu. Mùa xuân, khi rừng táo, rừng mơ quanh bờ vịnh nở rộ là lúc Hạ Long mở ra một thế giới thiên nhiên huyền ảo. Buổi sớm xuân, đảo Hạ Long chập chờn trong màn sương bạc mung lung. Những ngày sương đi giữa Hạ Long ta cảm thấy đảo đá vừa lạ vừa quen, mờ mờ, ảo ảo. Xung quanh ta sương buông trắng xoá. Thuyền đi trong sương ta ngỡ như đi trong mây bồng bềnh. Tiếng sóng vỗ lộp bộp trên mạn thuyền, tiếng gõ thuyền lộc cộc của các bạn chài gần lắm, mà ngỡ là xa vời vợi. (Mạnh Thường, Theo Almanach – những nền văn minh thế giới, NXB Văn hoá - Thông tin Hà Nội,) Câu 1. Đoạn trích trên cung cấp thông tin gì? Câu 2. Thông tin trong đoạn trích được trình bày ở những phương diện nào? Theo trình tự nào? Câu 3. Phân tích hiệu quả phép tu từ so sánh trong câu văn sau: Ấy cũng là lúc buồm trắng, buồm nâu từ nhiều cửa biên như những chú bướm chập chờn, lách lượn qua rừng đảo ùa vào bến nhộn nhịp. Câu 4. Đoạn trích cho thấy tình cảm gì của tác giả đối với Hạ Long? Câu 5. Giả sử, đọc xong văn bản, em dự định rủ bạn bè đi tham quan Hạ Long, em sẽ chọn thời điểm mùa nào trong năm để đến Hạ Long? Thông tin nào trong văn bản và trong hiểu biết của em giúp em có quyết định đó? Trình bày trong khoảng 5 - 7 dòng. PHẦN VIẾT Câu 1: viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau: Câu 2: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ với sự trải nghiệm.
ĐỀ 4: PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc văn bản: ĐI HỌC CÙNG MÙA XUÂN - Tối qua mẹ mơ thấy gặp cô tiên Mùa Xuân đấy bố… - Ừm ừm, vậy hả… Bên kia bàn, bố vừa ăn sáng vội để kịp lên cơ quan. Con đường từ nhà lên cơ quan vẫn thường kẹt cứng sau mỗi kì nghỉ lễ Tết kéo dài. Bên này bàn, Hí cố hết sức để nhướng đôi mắt hí của mình lên. Những ngày nghỉ Tết đã quen thức khuya chơi cùng các anh chị em họ hàng, dậy sớm thật khó chịu. Mẹ, dường như chẳng bao giờ biết đến sự khó chịu là gì. Tay thoăn thoắt vắt nước cam vào những chiếc ly pha lê thật đẹp, đặt trước mặt hai bố con. Mẹ vẫn tiếp tục hào hứng với chủ đề cô tiên Mùa Xuân: - Cô tiên Mùa Xuân dặn mẹ rằng nhớ nhắc mọi người uống nước cam cho tỉnh táo, mặc đồ sạch đẹp, tươi tắn và luôn mỉm cười với những người mình gặp để có một năm mới tươi vui nè. Ban đầu Hí không tin lắm, cũng chẳng bận tâm lắm, nhưng việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần của mẹ cuối cùng cũng khiến cậu dò hỏi: - Cô tiên có biết con đang buồn chán vì hết lễ rồi không, mẹ? - Thế là mẹ quên nói với Hí rằng, hôm nay cô tiên sẽ có mặt ở trường với Hí đấy. - Cô ấy đến trường làm gì mẹ? - À, cô nói với mẹ rằng sẽ đem những điều tốt lành tới trường, trao tặng các bạn học sinh ngoan. Hí cười gượng gạo, mí mắt lúc này đã kéo lên được phần nào nhờ ly nước cam mát lạnh. Ai mà tin được rằng cô Tiên sẽ tới lớp. Chẳng phải cô ấy chỉ có trong truyện cổ tích thôi sao. Mà giả như có cô tiên thật thì chắc chắn cũng chẳng liên quan gì Hí, đơn giản vì Hí chưa bao giờ được gọi là học sinh ngoan. Chẳng phải vô cớ mà Hí ghét tới lớp. Hí đã học đi học lại tới hai năm lớp 1 mới lên được lớp 2. Tới lớp chả có gì vui khi những con số, dòng chữ ngày này qua tháng nọ cứ như thích nhảy múa đánh đu trêu ngươi trước mắt Hí. Mẹ đưa Hí đi khám, bác sĩ nói Hí bị rối loạn ngôn ngữ viết. Rất khó để có thể đọc hiểu như những đứa trẻ bình thường. Đôi khi, bố buột miệng nói: “Ôi, tôi hoàn toàn bất lực với con tôi”, mẹ lại suỵt suỵt nhắc, nào phải Hí muốn thế, đó là một căn bệnh mà không ai muốn, bố mẹ cần động viên và cùng Hí vượt qua. Bạn sẽ thắc mắc, nếu không để ý tới chữ viết và những con số, Hí sẽ làm gì ở trường, phải không? À, có thể chui lủi như ma xó bất kì hốc hách nào trong trường. Có bao nhiêu cây hoa đang trổ bông chẳng ai biết nhưng Hí biết, tấm hình tập thể trường chẳng hiểu sao bị úa một góc không ai biết nhưng Hí biết… Và như hôm nọ là vào nhà vệ sinh, người ta vào đó hai phút thì Hí vào mười lăm phút, dùng vòi nước xịt tung tóe khắp mọi góc cho tới khi thầy giám thị xuất hiện. Dĩ nhiên, thật không may, thầy bị vòi nước đang hướng về phía cửa xịt ướt từ đầu xuống chân. Dù đã rất kiềm chế, thầy vẫn phải bặm môi nói rằng nhất định phải làm việc với phụ huynh vào ngày hôm sau. May rằng sau hôm đó là nghỉ Tết, thầy chưa có dịp gặp bố mẹ. Hí thấy thầy giám thị từ xa khi bước vào cổng trường, cậu đã định đứng che tầm mắt mẹ, quay lưng lại với thầy để thầy không nhìn thấy nhưng không kịp. Thầy giám thị bước tới. Hí nhìn mẹ đầy lo lắng. - Ồ, năm mới là quên hết chuyện năm cũ, thầy chờ những điều tốt lành mới mẻ ở con trai. Mẹ cảm ơn thầy, mặt có chút đỏ lên vì ngại ngùng. Hí cười toét miệng trước tình thế xoay chiều. Cậu nhóc cúi đầu chào thầy, bất ngờ thầy giám thị vỗ vai, nói: - Ngoan lắm, chúng mình cùng cố nhen. Hí thấy một cảm giác là lạ, hình như là niềm vui đang lan tỏa trong lòng sau cái vỗ vai thân tình và câu nói ấm dịu của thầy giám thị. Và vì thế, cậu hào hứng xếp hàng lên lớp, ngồi ngay ngắn vào chỗ của mình. Buổi học đầu năm bắt đầu rất thong thả. Cô Linh chủ nhiệm phát cho mỗi bạn một túi quà nhỏ gồm hộp sữa và bánh kẹo, rau câu và một tấm thiệp xinh xinh. Tấm thiệp ghi những lời ngọt ngào đầu năm. Thiệp của Hí, Hí tính mở ra cho có lệ rồi sẽ cất vào cặp ngay, vì kì thực việc đọc một vài dòng chữ cũng rất là mệt mỏi đầu năm. Nhưng mà, ô kìa, chỉ là vài dòng chữ viết to, mỗi chữ được tỉ mỉ viết bằng những sắc màu tươi tắn, nom như một dải cầu vồng đẹp mắt hiện trước mắt Hí. Và vì thế, cậu có thể nhanh chóng đọc ngay được dòng chữ ấy: - Con là một cậu bé đặc biệt. Vì thế con là một món quà đặc biệt, một vị trí đặc biệt trong tim cô. Yêu con và tin rằng con sẽ luôn ở vị trí ấy. Hí nhìn về phía cô Linh, nhoẻn miệng cười thật tươi khi thấy cô cũng đang nhìn mình cười mỉm đầy trìu mến. Tối ấy, Hí nói với mẹ rằng, mẹ ạ, hôm nay con đã gặp cô Tiên Mùa Xuân. Và bạn biết không, cô Linh nói rằng những ngày sau đó bạn Hí đã dễ dàng “thu phục” được những con số và dòng chữ lì lợm nhảy múa. Và dĩ nhiên rằng, đó là một tin vui đặc biệt trong mùa xuân này… (Võ Thu Hương, Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2019, tr. 70-74) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản. ( Nhận biết) Câu 2. Em hãy cho biết vì sao ban đầu nhân vật Hí không thích đến lớp? ( Nhận biết) Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Mỗi chữ được tỉ mỉ viết bằng những sắc màu tươi tắn, nom như một dải cầu vồng đẹp mắt hiện trước mắt Hí. ( Thông hiểu) Câu 4. ChỈ ra các phép liên kết câu có trong đoạn văn sau: Thiệp của Hí, Hí tính mở ra cho có lệ rồi sẽ cất vào cặp ngay, vì kì thực việc đọc một vài dòng chữ cũng rất là mệt mỏi đầu năm. Nhưng mà, ô kìa, chỉ là vài dòng chữ viết to, mỗi chữ được tỉ mỉ viết bằng những sắc màu tươi tắn, nom như một dải cầu vồng đẹp mắt hiện trước mắt Hí. Và vì thế, cậu có thể nhanh chóng đọc ngay được dòng chữ ấy: Câu 5. Từ nội dung văn bản, theo em, học sinh cần làm gì để tạo niềm vui, hứng thú trong học tập. ( Trình bày khoảng 5-6 dòng). (Vận dụng) II.VIẾT Có ý kiến cho rằng: “Chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy, hãy sử dụng thông minh những thiết bị thông minh.” Theo em, sống trong xã hội hiện đại, HS cần làm gì để sử dụng thông minh những thiết bị thông minh? Hãy viết bài văn nghị luận trình |