Soạn bài: Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)- Đoạn 1 (Từ đầu … xúc động vô cùng): lời tự bộc lộ của đứa con. - Đoạn 2 (còn lại): tình cảm, thái độ người cha khi con mắc lỗi và gợi tình mẫu tử. Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đây là bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì nội dung chủ yếu của tác phẩm là viết về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ. Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Thái độ của người bố với En-ri-cô : buồn bã, giận dữ và nghiêm khắc. Thể hiện qua giọng văn, câu từ, hình ảnh (thà rằng bố không có con, bố không nén được cơn tức giận, …). Lí do là bởi En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Người mẹ của En-ri-cô : Thương con sâu sắc, mãnh liệt; giàu đức hi sinh, hết lòng tận tụy vì con; dịu dàn và hiền hậu : mẹ phải thức suốt đêm … nghĩ rằng có thể mất con ; sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc … để cứu sống con ; … Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Lí do khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” : a, c, d, e và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé ngoan biết hối lỗi, vì sự kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Câu 5* (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư bởi vì : bày tỏ được thái độ nghiêm khắc, tình phụ tử sâu sắc, lại là một cách giáo dục kín đáo tinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của En-ri-cô. Luyện tập Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể lại sự việc em lỡ gây ra làm bố, mẹ buồn phiền : - Hoàn cảnh mắc lỗi. - Quá trình, diễn biến của sự việc. - Sự ăn năn của em. - Thái độ của bố, mẹ. - Hành động em làm để sửa chữa lỗi lầm. |