Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Đề 1 PHẦN I: Đọc - hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ( Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một) Câu 1 : Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Câu 2 : Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên ? Câu 3 : Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên là gì? Cảnh trong đoạn trích được nhìn qua con mắt của ai? Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 150 đến 200 từ) để làm rõ tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên ? PHẦN II: Làm văn Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Đề 2; PHẦN I: Đọc - hiểu(4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” các câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng ?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra.Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình.Và cái đình như lại của riêng chúng nó,lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng… Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào ? Nêu tên tác giả ? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ rõ ngôi kể và nhận xét tác dụng của ngôi kể đó với việc thể hiện nội dung trong đoạn trích trên? Câu 3 (1 điểm): Câu “Hay là quay về làng?...” Có phải là câu độc thoại nội tâm không? Vì sao? Câu 4 (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật ông Hai qua đoạn trích trên ? PHẦN II: Làm văn (6,0 điểm). Suy nghĩ của em về tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương .
Đề 3: PHẦN I: Đọc - hiểu(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” ( Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả? Câu2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu a\: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng cuả các biện pháp tu từ đó? Câu : Viết một đoạn văn ( khoảng từ 15 đến 20 dòng) Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên ? Phần II Bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phần I. Đọc - hiểu (4 điểm) Trong một bài thơ ở SGK Ngữ văn 9, tập 1 có câu: “Không có kính rồi xe không có đèn”. Câu 1 (0,5 điểm). Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2 (0,5 điểm). Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 3 (1.0 điểm). Từ “trái tim” trong câu thơ cuối sử dụng biện pháp tu từ gì và có ý nghĩa như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên? Phần II. Làm văn (6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long Đề 5 Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc". (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? Câu 2 :(0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên . Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau? Câu 4 (2 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. Phần 2: ( 6 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ .
§Ò BÀI: đề 6 PHẦN I (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi". (Trích SGK, Ngữ văn 9 - tập một - NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) Câu 1: (0,5 điểm) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Câu 2: (0,5 điểm) Em hãy nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên. Câu 3 (1 điểm) Trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 4 (2 điểm) Từ đoạn thơ trên, cùng với hiểu biết về xã hội thời gian gần đây, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng ) trình bày suy nghĩ của mình về môi trường biển ở nước ta hiện nay. PHẦN II (6 điểm) Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đề 7 Phần 1: Đọc- hiểu văn bản ( 4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 1.Câu 1: (1 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. 2.Câu 2: (1 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. 3.Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Phần II: Làm văn ( 6 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: “....Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc...” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Đề 8 I. Phần I (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo, … Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.” - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn … Ông lão gắt lên - Biết rồi! Câu 1(1 điểm): Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng hình thức ngôn ngữ nào khi thuật lại cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật? Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 12 câu) diễn tả tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên? II. Phần II (6 điểm): Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (Ngữ văn 9 - tập II)
Đề 9 Phần I: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. (Theo Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam) Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện? Câu 2: (1 điểm) Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? Câu 3: (2 điểm) Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó? Phần II: (6.0 điểm) Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề 10 Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm) Cho đoạn thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (Trích sách Ngữ văn 9 – Tập 1) Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Nêu tác giả của bài thơ ấy? (0,5 điểm) Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ trên? (0,5 điểm) Câu 3. Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1 điểm) Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ? (2 điểm) Phần II: Làm văn (6 điểm) Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy … Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạch kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Ngữ văn 9, tập 1) Đề 11 Phần 1: Đọc hiểu Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới: “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Trích ngữ văn 9 - Tập 1) Câu 1: Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy ? (0,5 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ trên ? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ trên? (1điểm) Câu 4: Từ đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 - 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay. (2 điểm) Phần II: Làm văn (6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích “Làng” của Kim Lân.
Đề 12 Đọc hiểu (4 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58) Câu 1. (1 điểm). Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 2. (1 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. Câu 3. (2 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Phần II. Làm văn (6 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.
Đề 13 Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Trích Ngữ văn 9, tập II) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Câu 3 (1,0 điểm): Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 4 (2điểm): Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của tác giả trong đoạn thơ trên. Phần II: Làm văn (6 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.
Đề 13 Phần I. Đọc- hiểu (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3 … “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”… (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai? (1 điểm) Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2 điểm) Phần II. Làm văn (6 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”của tác giả Nguyễn Thành Long. Đề 14 Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm) Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” (Ngữ văn 9- Tập 2) Câu 1: Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? (0,5 điểm) Câu 2: Cho biết phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” có phải là thành phần biệt lập cảm thán không? Vì sao? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra các từ ngữ được dùng để xưng hô trong khổ thơ và cho biết tác dụng của nó? (1 điểm) Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2 điểm) Phần II: Làm văn (6 điểm) Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đề 15 2.* Phần 1: Đọc hiểu văn bản (4 điểm) Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Ngữ văn 9-Tập 1) Câu 1: Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Câu 2: Thời gian? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (0,5 điểm) Câu 3: Câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (1 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên? (2 điểm) * Phần 2: Tập làm văn (6 điểm) Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện “Làng” của tác giả Kim Lân.
Đề 1 PHẦN I: Đọc - hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ( Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một) Câu 1 : Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Câu 2 : Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên ? Câu 3 : Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên là gì? Cảnh trong đoạn trích được nhìn qua con mắt của ai? Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 150 đến 200 từ) để làm rõ tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên ? PHẦN II: Làm văn Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Đề 2; PHẦN I: Đọc - hiểu(4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” các câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng ?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra.Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình.Và cái đình như lại của riêng chúng nó,lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng… Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào ? Nêu tên tác giả ? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ rõ ngôi kể và nhận xét tác dụng của ngôi kể đó với việc thể hiện nội dung trong đoạn trích trên? Câu 3 (1 điểm): Câu “Hay là quay về làng?...” Có phải là câu độc thoại nội tâm không? Vì sao? Câu 4 (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật ông Hai qua đoạn trích trên ? PHẦN II: Làm văn (6,0 điểm). Suy nghĩ của em về tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương .
Đề 3: PHẦN I: Đọc - hiểu(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” ( Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả? Câu2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu a\: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng cuả các biện pháp tu từ đó? Câu : Viết một đoạn văn ( khoảng từ 15 đến 20 dòng) Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên ? Phần II Bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phần I. Đọc - hiểu (4 điểm) Trong một bài thơ ở SGK Ngữ văn 9, tập 1 có câu: “Không có kính rồi xe không có đèn”. Câu 1 (0,5 điểm). Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2 (0,5 điểm). Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 3 (1.0 điểm). Từ “trái tim” trong câu thơ cuối sử dụng biện pháp tu từ gì và có ý nghĩa như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên? Phần II. Làm văn (6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long Đề 5 Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc". (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? Câu 2 :(0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên . Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau? Câu 4 (2 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. Phần 2: ( 6 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ .
§Ò BÀI: đề 6 PHẦN I (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi". (Trích SGK, Ngữ văn 9 - tập một - NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) Câu 1: (0,5 điểm) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Câu 2: (0,5 điểm) Em hãy nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên. Câu 3 (1 điểm) Trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 4 (2 điểm) Từ đoạn thơ trên, cùng với hiểu biết về xã hội thời gian gần đây, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng ) trình bày suy nghĩ của mình về môi trường biển ở nước ta hiện nay. PHẦN II (6 điểm) Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đề 7 Phần 1: Đọc- hiểu văn bản ( 4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 1.Câu 1: (1 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. 2.Câu 2: (1 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. 3.Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Phần II: Làm văn ( 6 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: “....Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc...” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Đề 8 I. Phần I (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo, … Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.” - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn … Ông lão gắt lên - Biết rồi! Câu 1(1 điểm): Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng hình thức ngôn ngữ nào khi thuật lại cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật? Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 12 câu) diễn tả tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên? II. Phần II (6 điểm): Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (Ngữ văn 9 - tập II)
Đề 9 Phần I: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. (Theo Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam) Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện? Câu 2: (1 điểm) Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? Câu 3: (2 điểm) Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó? Phần II: (6.0 điểm) Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề 10 Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm) Cho đoạn thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. &n |