Câu 1:Chọn câu đúng:
a- Chỉ có các vật rắn mới bị nhiễm điện.
b- Chỉ có các vật rắn và lỏng mới bị nhiễm điện.
c- Chỉ có chất khí mới không bị nhiễm điện.
d- Tất cả các vật đều bị nhiễm điện.
Câu 2 : Xe máy chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe sờ vào thành xe đôi khi ta thấy bị điện giật,nguyên nhân :
a-Bộ phận điện của xe bị hỏng.
b-Thành xe cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện
c-Do một số dụng cụ điện đặt gần đó đang hoạt động d-Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Câu 3: Sau một thời gian quạt hoạt động,cánh quạt dính nhiều bụi vì:
a-Cánh quạt do cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
b-Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
c-Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt nên bụi bám vào.
d-Bụi có chất keo nên bám vào quạt.
Câu 4: Trong các trường hợp nào các quả cầu đã bị nhiễm điện:
a. Hai quả cầu hút nhau.
b. Hai quả cầu không hút nhau
c. Hai quả cầu đẩy nhau.
Câu 5: Em hãy giải thích các nghịch lý sau:
a-Tại sao càng lau chùi mặt gương thì bám bụi?
b-Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng?
Câu 6:Chọn câu đúng:
a-Nếu vật A nhiễm điện dương,vật B nhiễm điện âm thì A và B sẽ đẩy nhau.
b- Nếu vật A nhiễm điện âm,vật B nhiễm điện dương thì A và B sẽ đẩy nhau.
c- Nếu vật A nhiễm điện dương,vật B nhiễm điện âm thì A và B sẽ hút nhau
d-Nếu vật A nhiễm điện dương,vật B nhiễm điện dương thì A và B sẽ hút nhau.
Câu 7: Nếu A đẩy B, Bđẩy C thì:
a- A và C có điện tích cùng dấu.
b- A và C có điện tích trái dấu.
c- A,B và C có điện tích cùng dấu.
d- B và C trung hòa
Câu 8: : Nếu A hút B, B hút C ,C đẩy D thì:
a- A và C có điện tích trái dấu.
b- B và D có điện tích cùng dấu.
c- A, và C có điện tích cùng dấu.
d- A và D có điện tích trái dấu.
Câu 9:Em hãy tra cứu thông tinvà viết vài dòng để tìm hiểu về hai nhà bác học sau:
A-Coulomb
B-Franklin
BÀI TẬP NÂNG CA:;
Bài 1: Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần một quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh,sau đó quả cầu bị chạm vào thanh thủy tinhthif nó lại bị đẩy ra.Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm này?
Bài 2: Lấy thanh thủy tinh cọ xát với lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B,hút vật C và hút vật D.
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì?Các vật B,C,D nhiễm điện gì?Giữa các vật B và C; B và D; C và D xuất hiện lực gì?