Bài 2: Cho các đoạn văn:
a. Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà trong thật kiêu căng,
có kẻ trông rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ra ngu độn, có kẻ ngoài rõ như vững
vàng, thư thái mà trong cuống rối nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo
bên ngoài trái nhau khó lường như thế.
b. Trời thì hàng năm còn có xuân, hạ, thu, đông, hằng ngày còn có buổi sáng,
buổi tối, ta do đấy mà biết được.
c. Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời.
d. Cho nên quân tử dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để
xem lòng kính, sai làm việc để xem cái tài, hỏi lúc vội để xem cái trí, hẹn cho
ngặt ngày để xem có tín, ủy cho tiền của để xem có nhân, giao cho việc nguy
biến để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền
tạp để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì họa mới có thể biết
được người. (Trang Tử, dẫn theo Cổ học tinh hoa )
Yêu cầu :
1. Sắp sếp những đoạn văn trên thành bài văn có bố cục hoàn chỉnh.
2. Thử đặt nhan đề cho văn bản trên và cho biết tại sao em lại đặt như vậy