Câu 1. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là tục ngữ?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Học thầy không tày học bạn
C. Cái răng, cái tóc là góc con người
D. Một nắng hai sương
Câu 2. Tác giả của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là:
A. Hoài Thanh
B. Phạm Văn Đồng
C. Hà Anh Minh
D. Phạm Duy Tốn
Câu 3. Yếu tố nào cần phải có trong bài văn nghị luận?
A. Luận điểm B. Luận cứ C. Lập luận D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 4. Phương pháp lập luận chính trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta” là chứng minh.
A. Đúng B. Sai
Câu 5. Trong câu in đậm sau đây, thành phần nào được rút gọn “Hai ba người đuổi theo
nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.”
A. Chủ ngữ B.Vị ngữ C. Cả chủ ngữ và vị ngữ D. Cả a, b, c, đều sai
Câu 6. Dòng nào sau đây nói đúng về câu đặc biệt ?
A. Là câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ
B. Là câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ
D. Là câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ
Câu 7. Trong câu: “Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”, bộ phận nào là trạng ngữ ?
A. Tre ăn ở với người
B. Đời đời
C. kiếp kiếp
D. Đời đời, kiếp kiếp
Câu 8. Câu nào sau đâu không phải là câu bị động ?
BÀI TẬP BỔ TRỢ
(Đọc hiểu văn bản + Tiếng Việt)
A. Bạn em được giải nhất tronh kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh
B. Con ngựa bạch buộc bên gốc đào
C. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
D. Tất cả các cánh cửa chùa đều được làm bằng gỗ lim
Câu 9. Thế nào là tục ngữ? So sánh tục ngữ với ca dao.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Cho các câu sau, xác định câu rút gọn và thử khôi phục các thành phần rút gọn
của câu:
a) Của đáng mười, Nhu chỉ bán được năm. Có khi chằng lấy được đồng nào.
b) Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
c) Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là
người giàu đứt đi rồi.
d) Huấn đi về trạm máy. Một mình, trong đêm.
e) Tôi đứng dậy. Dưới trời mưa.
Câu 2. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu
bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây
đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm, cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
b. Em hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?
c. Theo em, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?
d.Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì cho chúng ta? Em hãy viết đoạn văn ngắn (10-15 dòng)
trình bày suy nghĩ của em về thông điệp đó.