Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏCâu 1. Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng? Tại sao? A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát. B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát. C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện. D. Đẩy, vì các vụn giấy bị nhiễm điện. Câu 2. Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào? A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính. B. Vì cánh quạt có điện. C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện. D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện. Câu 3. Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau thì A. chúng luôn hút nhau. B. chúng luôn đẩy nhau. C. chúng không hút và không đẩy nhau. D. có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu. Câu 4. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy A. mà không cần cọ xát. B. trước khi cọ xát bằng mảnh nilong. C. trước khi cọ xát bằng mảnh lụa. D. sau khi cọ xát bằng miếng vải khô. Câu 5. Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau. A. khác loại, cùng loại. B. cùng loại, khác loại. C. như nhau, khác nhau. D. khác nhau, như nhau. Câu 6. Chọn câu sai. A. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và các electron. B. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. C. Hạt nhân mang điện tích dương. D. Các electron mang điện tích âm và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Câu 7. Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô thì A. điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải. B. điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa. C. điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải. D. điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa. Câu 8. Trong cấu tạo nguyên tử, hạt nhân và electron có điện tích A. cùng loại. B. như nhau. C. khác loại. D. bằng nhau. Câu 9. Chọn câu sai. A. Các vật bị nhiễm điện âm là các vật có điện tích. B. Các vật trung hòa điện là các vật không có điện tích. C. Nguyên tử nào cũng có điện tích. D. Các vật nhiễm điện dương là các vật có điện tích. Câu 10. Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì A. thanh thủy tinh mất bớt electron. B. thanh thủy tinh nhiễm điện âm. C. thanh thủy tinh nhận thêm electron. D. lụa nhiễm điện dương. Câu 11. Một vật …………… nếu nhận thêm electron, …………… nếu mất bớt electron. A. nhiễm điện dương, nhiễm điện âm. B. nhiễm điện dương, trung hòa điện. C. nhiễm điện âm, nhiễm điện dương. D. trung hòa điện, nhiễm điện âm. Câu 12. Khi nối một quả cầu A nhiễm điện dương với một quả cầu B trung hòa điện thì A. electron dịch chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A. B. electron dịch chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B. C. electron không dịch chuyển. D. điện tích dương dịch chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B. Câu 13. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng A. làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định. B. làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. C. làm cho phòng sáng hơn. D. làm cho công nhân không bị nhiễm điện. Câu 14. Chọn câu sai. A. Khi cọ xát hai vật với nhau thì cả hai vật đều bị nhiễm điện. B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau. C. Khi cọ xát hai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia. D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia. Câu 15. Nguyên tử Nitơ có 7 hạt electron, giả sử điện tích của mỗi hạt electron là (-1) thì nguyên tử Nitơ có tổng điện tích của electron là (-7). Hạt nhân của nó sẽ mang điện tích là A. -7 B. 7 C. -14 D. 14 Câu 16. Để đèn xe máy phát sáng thì đèn phải được nối với nguồn điện. Trong xe máy, nguồn điện là thiết bị nào sau đây? A. Pin. B. Ắc qui. C. Đinamô. D. Máy phát điện. Câu 17. Tại sao có thể thắp sáng sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamo và bóng đèn? A. Vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện. B. Vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện. C. Vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamo và bóng đèn. D. Vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn. Câu 18. Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào có dùng nguồn điện là pin? A. Xe gắn máy. B. Đèn điện để bàn. C. Đài rađio. D. Điện thoại để bàn. Câu 19. Trong các trường hợp sau đây dòng điện đang chạy trong những vật nào? A. Đũa thủy tinh đã được cọ xát vào lụa. B. Viên bi nhỏ đặt trên bàn. C. Quạt máy đang chạy. D. Bóng đèn bút thử điện đặt trên bàn. Câu 20. Trong các thiết bị sau đây thiết bị nào chỉ có thể hoạt động được khi có dòng điện chạy qua? A. Tivi. B. Xe đạp. C. Quạt giấy. D. Bếp ga. (ai giải đúng mình tặng điểm cộng, chấm 5điểm và vào trang cá nhân đánh giá 5sao)
|