Bài 6: Một vật có trọng lượng 18 N nổi trong chậu thủy ngân. Biết thủy ngân
có khối lượng riêng là 13600 kg/m³. Tính thể tích phần chìm của vật. Biết thể
tích phần nổi gấp 3 lần thể tích phần chìm. Tính khối lượng riêng của vật
Bài 7: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì
nước trong bình từ vạch 180 cm³ tăng đến vạch 265 cm³. Nếu treo vật vào
một lực kế trong điều kiện vật nhúng hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ
7,8 N. Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật và khối lượng riêng của chất
làm vật.
Bài 8: Một vật hình cầu có thể tích V thả vào một chậu nước thấy vật chỉ bị
chìm trong nước một phần ba. Hai phần ba còn lại nổi trên mặt nước. Tính
khối lượng riêng của chất làm quả cầu.
Bài 9: Một vật có khối lượng 0,75 kg và khối lượng riêng 10,5 g/cm³ được
thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? tại
sao? Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật.
Bài 10: Một cục nước đá có khối lượng riêng 920 kg/m³ và thể tích 100 cm³
được thả trong một cốc đựng nước hình trụ. Tiết diện của cốc là S = 4 cm² và
chiều cao nước trong cốc sau khi thả là h = 30 cm.
a. Tính thể tích phần chìm của cục nước đá
b. Chiều cao ban đầu của nước trong cốc khi chưa thêm nước đá
Bài 11: Một cục nước đá có thể tích 400 cm³ nổi trên mặt nước. Tính thể tích
của phần nước đá nhô ra khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm³