Câu 1: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây
dựng chính quyền độc lập?
A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở Cổ Loa.
C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ.
Câu 2: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B.Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.
Câu 3: Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên
người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào?
A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn.
B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều.
C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy.
D.Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.
Câu 4: Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã
hội?
A. Tầng lớp nông dân. B. Tầng lớp công nhân.
C. Tầng lớp nô tỳ. D. Tầng lớp thợ thủ công.
Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Câu 6: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
A) Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B) Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C) Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D)Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị
trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm
chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 7: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào
lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 8: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 9: Cấm quân là
A. quân phòng vệ biên giới. B. quân phòng vệ các lộ.
C. quân phòng vệ các phủ. D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.
Câu 10: Quân địa phương gồm những loại quân nào?
A. Lộ quân, sương quân, dân binh. B. Lộ quân, trung quân, dân binh.
C. Sương quân, dân binh. D. Lộ quân, sương quân, trung quân.