Trên thiết bị điện 1 có ghi AC24V-15W, và thiết bị điện 2 ghi DC24V-15WTrên thiết bị điện 1 có ghi AC24V-15W, và thiết bị điện 2 ghi DC24V-15W: Cả 2 thiết bị trên có thể dùng ở hiệu điện thế nào để chúng hoạt động bình thường. A. Thiết bị 1 dùng hiệu điện thế xuay chiều 24V, Thiết bị 2 dùng hiệu điện thế một chiều 24V B. Thiết bị 1 dùng hiệu điện thế một chiều 24V, Thiết bị 2 dùng hiệu điện thế xuay chiều 24V C. Hiệu điện thế một chiều 24V. D. Hiệu điện thế xuay chiều 24V. Câu 5: Muốn truyền tải một công suất 2kW trên dây dẫn có điện trở 2Ω thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 200V. A. 400W B. 200W. C. 4000W. D. 2000W. Câu 6: Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính: A. Nam châm và cuộn dây dẫn kín. B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. C. Nam châm vĩnh cửu D. Nam châm điện và cuộn dây nối vào hai cực của nam châm. Câu 7: Nếu tăng hiệu điện thế trên cùng một đường dây truyển tải điện từ 220V lên 2200V thì sông suất hao phí do tỏa nhiệt tăng hay giảm bao nhiêu lần? A. Tăng 100 lần B. Giảm 10 lần C. Giảm 100 lần D. Tăng 10 lần Câu 8: Trong các cách sau đây, cách nào không làm cho thanh thép bị nhiễm từ? A. Đặt thanh thép trong từ trường của nam châm điện B. Đặt thanh thép trong từ trường của trái đất C. Đặt thanh thép trong từ trường của dòng điện D. Đặt thanh thép tronh từ trường của nam châm vĩnh cửu Câu 9: Đưa kim nam châm đến gần một nam châm điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện? A. Kim nam châm quya một góc 900. B. Kim nam châm vẫn đứng yên. C. Kim nam châm quay ngược lại. D. Kim nam châm bị đẩy ra. Câu 10: Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 200 vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. Thì hai đầu cuộn thứ cấp sẽ có hiệu điện thế là: A. 20V. B. 220V. C. 10V. D. 22V. Câu 11: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu B. Hai nữa đều mất hết từ tính. C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu. D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu. Câu 12: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ? A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó. C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó. D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất. Câu 13: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây? A. Một cục nam châm vĩnh cửu. B. Điện tích thử. C. Kim nam châm. D. Điện tích đứng yên. Câu 14: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường? A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó. B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó. C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn. D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu. |