Từ cái chết của ông Lữ, sông Nhuệ,… rồi mới gần đây nhất là sông Thị VảiTừ cái chết của sông Lữ, sông Nhuệ,… rồi mới gần đây nhất là sông Thị Vải, tôi hiểu những dòng sông đã thực sự bị bạc tình! Và chúng dường như đã khóc thật nhiều cho cái chết của mình song giọt nước mắt của chúng bị gạt đi quá nhanh, quá phũ phàng bởi hai tiếng lợi nhuận. Cái sắc màu xanh lam trầm của rêu, của tảo, của những sinh vật phù du, cái sắc xanh lẫn nâu vàng của những bụi cỏ ven bờ, hay cái bóng nước lấp loáng dưới ánh sáng trắng của mặt trời, cái mờ ảo đầy thơ mộng, huyền bí trong những đêm trăng của các dòng sông giờ đây đều đang bị “rũ bỏ” không thương tiếc bởi chính con người. Sông thay lòng, sông đổi dạ. Sông không còn muốn dung chứa những cái đã quá ư là xưa cũ, những cảnh vật đã quá ư là quen thuộc trong tâm trí của mỗi con người? Sông không muốn trở thành người lạc hậu, kẻ chậm tiến? Sông muốn “làm mới” mình cho hợp hơn, kịp hơn với cuộc sống hiện đại này? Có phải vì đó mà sông đã “từ chối” sắc xanh, vị trong của làn nước, của bóng cây ngọn cỏ quen thuộc mà tìm về với bùn tù, nước đọng, với sắc đen u ám và mùi hương quá ư đậm đặc? Quả thật, những dòng sông của nước Việt từ Bắc, Trung, Nam đều đang quặn mình mà biến đổi! Những dòng nước đen ngòm, hôi tanh nồng nặc, lập lờ, lững đững không trôi cũng chẳng chảy cứ dần một xuất hiện nhiều hơn, thay chỗ cho những dòng sông xanh. Chúng lặng lẽ nhưng ngày càng nhanh hơn trong sự xuất hiện của mình để rồi âm thầm tồn tại trong dạng thức mới với tất cả những đổi thay đến đau lòng ấy. Những sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Cầu Bây, sông Nhuệ, sông Đáy… và cả dòng sông mẹ (sông Hồng) của đồng bằng Bắc Bộ, sông Trà Khúc, sông Bồng Miêu, kênh Bầu Lăng,… của dải đất miền Trung, sông Tiền, sông Hậu, suối Linh, suối Săng Máu, sông Thị Vải,… cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt của đất rừng phương Nam đều đã, đang và sẽ nhanh chóng bị buộc phải thay lòng đổi dạ. (Theo Đỗ Hòa/ Người quan sát/ Việt Nam Nét) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Theo tác giả, nguyên nhân chính nào khiến các dòng sông bị buộc phải thay lòng đổi dạ? Câu 2: Cụm từ “thay lòng đổi dạ” trong câu: “Những sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Cầu Bây, sông Nhuệ, sông Đáy… và cả dòng sông mẹ (sông Hồng) của đồng bằng Bắc Bộ, sông Trà Khúc, sông Bồng Miêu, kênh Bầu Lăng,… của dải đất miền Trung, sông Tiền, sông Hậu, suối Linh, suối Săng Máu, sông Thị Vải,… cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt của đất rừng phương Nam đều đã, đang và sẽ nhanh chóng bị buộc phải thay lòng đổi dạ” cần được hiểu như thế nào? Câu 3: Phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dung ở đoạn văn trích ở câu hỏi 2? Câu 4: Anh/ Chị cần làm gì để góp phần cứu lấy những dòng sông đang chết trên đất nước ta? |