Minh Nguyễn | Chat Online
12/04/2020 22:39:38

Chọn đáp án đúng


Phiếu học tập củng cố kiến thức Bài 2: Thực hiện pháp luật.
(các em hòan thành bài tập giáo viên bộ môn chọn ra 4 bài đúng nhất, nhanh nhất để chấm điểm)
Lựa chọn phương án đúng nhất
Câu 1. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng PL
A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn bảo quản.
D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi
A. thay đổi quan hệ công vụ.            B. tác động quan hệ nhân thân.
C. ảnh hưởng quy tắc quản lí.            D. nguy hiểm cho xã hội.
Câu : Công dân thực hiên không đúng hợp đồng mua bán phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hành chính.        B. Kỉ luật.        C. Dân sự.        D. Công vụ.
Câu 3. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện pháp luật khác với các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.            B. Áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.             D. tuân thủ pháp luật.
Câu 4. Khi lấn chiếm một phần đất bỏ không để xây nhà ở, công dân phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây
A. Hình sự.                    B. Hành chính.
C. Kỉ luật.                    D. Công vụ.
Câu 5. Công dân vi phạm pháp luật hành chính trong trường hợp nào dưới đây
A. Nghỉ việc không lý do.            B. Hút thuốc lá nơi công cộng.
C. Vận chuyển hàng quốc cấm.        D. Giao hàng sai thời hạn.
Câu 6. Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi xâm phạm tới quan hệ nhân thân phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.        B. truy tố.         C. hành chính.         D. quản thúc.
Câu 7. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật
A. khuyến khích.                 B. chỉ định.
C. yêu cầu.                     D. cho phép.
Câu 8. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm
A. hành chính.    B. dân sự.    C. kỉ luật.    D. quan hệ xã hội.
Câu 9. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.    B. nội quy trường học.
C. các quan hệ xã hội.    D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
Câu 10. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Trái chính sách.    B. Trái pháp luật.
C. Lỗi của chủ thể.    D. Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể. 
Câu 11. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân, đó là các quan hệ về mặt
A. tinh thần.    B. lao động.    C. xã giao.    D. hợp tác.
Câu 12. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
A. dân sự.    B. hành chính.
C. trật tự xã hội.    D. quan hệ kinh tế.
Câu 13. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ?
A. Không cẩn thận.    B. Vi phạm pháp luật.
C. Thiếu suy nghĩ.    D. Thiếu kế hoạch.
Câu 14. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?
A.    Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
B.    Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C.    Xác định được người tốt và người xấu.
D.    Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
Câu 15. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là
A. nghi phạm.    B. tội phạm.    C. vi phạm.    D. xâm phạm.
Câu 16. Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây ?
A. Cảnh cáo.    B. Phê bình.
C. Chuyển công tác khác.    D. Buộc thôi việc.
Câu 17. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ?
A.    Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B.    Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
C.    Mọi cơ quan, tổ chức.
D.    Mọi công dân.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ?
A.    Làm mất tài sản của người khác.
B.    Đi học muộn không có lí do chính đáng.
C.    Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác.
D.    Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.
Câu 19. C cố ý không hoàn thành việc xây nhà cho D đúng thời hạn theo hợp đồng. Hành vi của C là vi phạm
A. hành chính.    B. kỷ luật.    C. dân sự.    D. thỏa thuận.
Câu 20. Là cán bộ cơ quan nhà nước, anh G thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hành vi của anh G là
A. vi phạm tổ chức.    B. vi phạm chuyên môn.
C. vi phạm kỷ luật.    D. vi phạm nội quy cơ quan.
Câu 21. Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức
A. sử dụng pháp luật.    B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.    D. áp dụng pháp luật.
Câu 22. C không cung cấp đầy đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho D. Hành vi của C là hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hành chính.    B. Kỷ luật.    C. Dân sự.    D. Thỏa thuận.
Câu 23. Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Tuân thủ pháp luật.    B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.    D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24. Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh A ban hành quyết định điều chuyển cán bộ từ phòng C sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Sử dụng pháp luật.    B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.    D. Làm theo pháp luật.
Câu 25. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q ở nhà làm theo nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của Q là biểu hiện thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Thi hành pháp luật.    B. Làm theo pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.    D. Áp dụng pháp luật.
Câu 26. Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật ?
A. Thi hành pháp luật.    B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.    D. Áp dụng pháp luật.
Câu 27. Học xong Trung học phổ thông, anh K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được mở hiệu cắt tóc, làm đầu. Anh K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Tuân thủ pháp luật.    B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.    D. Áp dụng pháp luật.
Câu 28. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức
A. áp dụng pháp luật.    B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.    D. thi hành pháp luật.
Câu 29. Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hình sự.    B. Hành chính.    C. Kỷ luật.    D. Dân sự.
Câu 30. Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình ?
A. Trách nhiệm kỷ luật.    B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm hành chính.    D. Trách nhiệm hình sự.
Câu 31. Là người kinh doanh tự do, bà K thường xuyên bày bán hàng trên hè phố. Việc làm của bà K là biểu hiện của
A. vi phạm kỷ luật.    B. vi phạm trật tự.
C. vi phạm hành chính.    D. vi phạm quy tắc hè phố.
Câu 32. Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia giao thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm
A. an toàn đô thị.    B. an toàn tính mạng công dân.
C. hành chính.    D. kỷ luật.
Câu 33. Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hành chính.    B. Kỷ luật.    C. Dân sự.    D. Thỏa thuận.
Câu 34. Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi
A. vi phạm tổ chức.    B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm kỷ luật.    D. vi phạm nội quy cơ quan.
Câu 35. Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?
A. Sử dụng pháp luật.    B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.    D. Sáng kiến pháp luật.
Câu 36. Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?
A. Thi hành pháp luật.    B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.    D. Đảm bảo pháp luật.
Câu 37. Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. áp dụng pháp luật.    B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.    D. thi hành pháp luật.
Câu 38. Sau khi vợ sinh con được hơn 3 tháng, chồng chị K mới đến Ủy ban nhân dân xã X để khai sinh cho con. Tại đây, cán bộ tư pháp xã yêu cầu anh nộp phạt vì đã quá thời gian quy định. Chồng chị K cho rằng cán bộ xã gây khó khăn và không làm khai sinh cho con anh nên đã gọi em trai là anh P đến xã để gây rối, làm mất trật tự và yêu cầu phải làm giấy khai sinh mà không nộp phạt. Trong trường hợp này, những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh P và cán bộ  tư pháp xã X.
B. Vợ chồng chị K, anh P và cán bộ tư pháp xã X.
C. Vợ chồng chị K và cán bộ tư pháp xã X.
D. Vợ chồng chị K và anh P.

Câu 39. Anh D được giao làm thủ quỹ công ty G 100% vốn Nhà nước. Trong quá trình làm việc, anh D nảy sinh lòng tham và thông đồng với anh T là kế toán trưởng chiếm đoạt một số tiền của công ty G để tiêu xài cá nhân. Anh Y là kế toán viên phát hiện ra việc làm trên của anh D và anh T nên đã báo cho giám đốc Q. Giám đốc Q do có quan hệ họ hàng với anh D nên đã làm ngơ và bỏ qua. Trong trường hợp này, những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Giám đốc Q, D, T.    B. Anh Y, D, Q.    C. Anh D, T, Y, Q.    D. Anh D, T, Y.
Câu 40. Sau khi nhận tổng số tiền là hai tỉ đồng của tám người trong đó có chị A và chị B để giúp họ xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, với ý định chiếm đoạt số tiền trên, chị N cầm tiền về nhà nói với chồng đó là tiền lãi trong kinh doanh rồi đưa cho chồng về quê mua đất làm trang trại. Sau đó chị N bí mật đi xa quê làm ăn mà chồng không biết ở đâu. Quá hạn hợp đồng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã thuê T đến nhà chị N đòi tiền. T đã dọa nạt chồng chị N và đập phá đồ đạc trong nhà. Chị A và chị B đã lấy xe máy Honda SH của chồng chị N để siết nợ. Trong trường hợp này, những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng chị N, T, chị A và chị B.    B. Chị N và T.
C. Chị N, T, chị A và chị B.    D. Chị A, chị B và chị N.
 

 
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn