Lập dàn ý cho bài văn, xác định phương pháp thuyết minh1. Hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : THÁP BÀ PONAGA Trên con đường thiên lý Bắc Nam, qua đèo Hải Vân- Đệ nhất Hùng quan đến tận Ninh Thuận, ở đâu cũng bắt gặp những dấu tích của văn hóa Chămpa cổ cách đây hơn 1000 năm. Kiến trúc Chămpa mang một phong cách riêng biệt (đền, đài hình tháp) lại được xây dựng trên đồi, núi cao bằng một vật liệu duy nhất- gạch đỏ nên dễ dàng nhận biết, nhớ mãi, dù chỉ thoáng đến thăm hay vô tình bắt gặp trên đường. Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi Cù Lao cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc thuộc phường Vĩnh Phước (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) Tháp được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XIII dưới triều đại Panduranga- Vương quốc Chămpa cổ. Nơi đây thờ nữ thần Ponagar (Người mẹ xứ sở của dân tộc Chămpa) và được tôn thờ là Thiên Y Thánh mẫu của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết: “…Nữ thần Ponagar được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển. Mẹ tạo dựng nên sự sống và dạy dỗ con dân lao động, mưu sinh trong cuộc sống. Mẹ là vị thần rất linh thiêng: che chở, bảo vệ, độ trì, ban phúc lành và ước nguyện cho muôn dân… được nhân dân tôn kính So với các công trình đền, tháp Chămpa khu vực miền Trung, quần thể di tích Tháp bà được các chuyên gia khảo cổ học đánh giá là còn giữ được nhiều công trình kiến trúc độc đáo và tương đối hoàn chỉnh.
Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng. Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4 tháp còn lại Tháp Chính, Tháp Giữa, Tháp Đông Nam, Tháp Tây Bắc) được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Tháp Chính thờ nữ thần Ponagar, cũng là tháp lớn nhất, tập trung đông người hành lễ vào dịp lễ hội của người Chăm. Tháp Giữa thờ Cri Cambhu- một hóa thân của thần Shiva, trong tháp có tượng thờ Nam thần. Tháp Đông Nam thờ thần Skanda là con trai của thần Shiva (biểu tượng của chiến tranh). Tháp Tây Bắc thờ Ganesha, con của thần Shiva (biểu tượng của trí tuệ, may mắn) Vật liệu xây dựng ở đây chỉ có gạch và đá trang trí bậc thềm, tượng voi, sư tử, dê, ngỗng (là những con vật thiêng các vị thần cưỡi), ngoài ra còn có các tượng vũ công, nhạc công, nữ thần, tu sỹ… Dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chất kết dính của các viên gạch trong quá trình xây dựng tháp nhưng kết quả đến nay vẫn là một ẩn số. Đặc biệt, trong kiến trúc đền tháp của văn hóa Chămpa không thể thiếu được biểu tượng Linga và Yoni làm bằng đá được thờ trong lòng tháp và gắn trên đỉnh tháp với ý nghĩa, khát vọng về một cuộc sống sinh sôi, hạnh phúc. Tháp bà góp phần khơi nguồn cảm hứng cho đời sống tinh thần, đi vào trong các tác phẩm thơ ca với một vẻ đep huyền bí, cuốn hút: "Ai buông Trầm! Mây trắng vấn vương Mềm nét lượn ÁP SA RA huyền thoại Tháp Bà thả hồn Cù Lao, sông Cái Lửa bập bùng hoang lắng trống Ghi- Năng" Năm 1979, Tháp bà được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích cấp Quốc gia- Điều này chứng tỏ tầm quan trọng và giá trị nhân văn đặc sắc của kiến trúc xây dựng cũng như vốn quý văn hóa của dân tộc Chămpa trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trải qua hơn 10 thế kỷ, trước sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian, chiến tranh, quần thể di tích vẫn trường tồn. Tháp bà Ponagar vẫn tiếp tục được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trị là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
a) Lập dàn ý chi tiết cho văn bản b) Xác định các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản 1. Hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : THÁP BÀ PONAGA Trên con đường thiên lý Bắc Nam, qua đèo Hải Vân- Đệ nhất Hùng quan đến tận Ninh Thuận, ở đâu cũng bắt gặp những dấu tích của văn hóa Chămpa cổ cách đây hơn 1000 năm. Kiến trúc Chămpa mang một phong cách riêng biệt (đền, đài hình tháp) lại được xây dựng trên đồi, núi cao bằng một vật liệu duy nhất- gạch đỏ nên dễ dàng nhận biết, nhớ mãi, dù chỉ thoáng đến thăm hay vô tình bắt gặp trên đường. Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi Cù Lao cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc thuộc phường Vĩnh Phước (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) Tháp được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XIII dưới triều đại Panduranga- Vương quốc Chămpa cổ. Nơi đây thờ nữ thần Ponagar (Người mẹ xứ sở của dân tộc Chămpa) và được tôn thờ là Thiên Y Thánh mẫu của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết: “…Nữ thần Ponagar được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển. Mẹ tạo dựng nên sự sống và dạy dỗ con dân lao động, mưu sinh trong cuộc sống. Mẹ là vị thần rất linh thiêng: che chở, bảo vệ, độ trì, ban phúc lành và ước nguyện cho muôn dân… được nhân dân tôn kính So với các công trình đền, tháp Chămpa khu vực miền Trung, quần thể di tích Tháp bà được các chuyên gia khảo cổ học đánh giá là còn giữ được nhiều công trình kiến trúc độc đáo và tương đối hoàn chỉnh.
Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng. Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4 tháp còn lại Tháp Chính, Tháp Giữa, Tháp Đông Nam, Tháp Tây Bắc) được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Tháp Chính thờ nữ thần Ponagar, cũng là tháp lớn nhất, tập trung đông người hành lễ vào dịp lễ hội của người Chăm. Tháp Giữa thờ Cri Cambhu- một hóa thân của thần Shiva, trong tháp có tượng thờ Nam thần. Tháp Đông Nam thờ thần Skanda là con trai của thần Shiva (biểu tượng của chiến tranh). Tháp Tây Bắc thờ Ganesha, con của thần Shiva (biểu tượng của trí tuệ, may mắn) Vật liệu xây dựng ở đây chỉ có gạch và đá trang trí bậc thềm, tượng voi, sư tử, dê, ngỗng (là những con vật thiêng các vị thần cưỡi), ngoài ra còn có các tượng vũ công, nhạc công, nữ thần, tu sỹ… Dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chất kết dính của các viên gạch trong quá trình xây dựng tháp nhưng kết quả đến nay vẫn là một ẩn số. Đặc biệt, trong kiến trúc đền tháp của văn hóa Chămpa không thể thiếu được biểu tượng Linga và Yoni làm bằng đá được thờ trong lòng tháp và gắn trên đỉnh tháp với ý nghĩa, khát vọng về một cuộc sống sinh sôi, hạnh phúc. Tháp bà góp phần khơi nguồn cảm hứng cho đời sống tinh thần, đi vào trong các tác phẩm thơ ca với một vẻ đep huyền bí, cuốn hút: "Ai buông Trầm! Mây trắng vấn vương Mềm nét lượn ÁP SA RA huyền thoại Tháp Bà thả hồn Cù Lao, sông Cái Lửa bập bùng hoang lắng trống Ghi- Năng" Năm 1979, Tháp bà được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích cấp Quốc gia- Điều này chứng tỏ tầm quan trọng và giá trị nhân văn đặc sắc của kiến trúc xây dựng cũng như vốn quý văn hóa của dân tộc Chămpa trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trải qua hơn 10 thế kỷ, trước sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian, chiến tranh, quần thể di tích vẫn trường tồn. Tháp bà Ponagar vẫn tiếp tục được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trị là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
a) Lập dàn ý chi tiết cho văn bản b) Xác định các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản |